1. Chứng khoán

Lăng kính chứng khoán 17/10: Có thể điều chỉnh về vùng 1.260 điểm

Nhận định đầu tư

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN): Thị trường có thể sẽ còn biến động hẹp trong phiên 17/10. Đồng thời, tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ tiếp tục thận trọng với phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh và phần lớn dòng tiền trú ẩn vào các nhóm cổ phiếu phi tài chính như bán lẻ, thực phẩm với kỳ vọng về mùa kết quả kinh doanh quý III/2024.

Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên tình trạng phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cùng với thanh khoản thấp sẽ còn tiếp diễn trong những phiên giao dịch tới.

Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 16/10 (Nguồn: FireAnt).

Chứng khoán Tiên phong (TPS): Phe mua và bán đang tìm được vùng cân bằng quanh ngưỡng hỗ trợ 1.280 điểm. Việc này cho thấy lực bán đã có dấu hiệu suy yếu. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn còn ở ngưỡng thấp và điều này cũng hết sức bình thường trong các phiên xuất hiện tình trạng cân bằng mua bán.

Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro có thể mở vị thế mua quanh vùng 1.280 điểm hiện tại và có thể nâng tỉ trọng nếu thanh khoản gia tăng trong khi giá có xu hướng đi ngang vùng này. Nhà đầu tư cẩn trọng hơn thì nên chờ kịch bản rõ ràng để giải ngân.

Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.280 điểm, giá trung bình 20 phiên hiện nay. Đây cũng là vùng hỗ trợ đường xu hướng tăng trưởng nối các vùng giá thấp nhất các tháng 8-9/2024 đến nay. Nếu VN-Index không giữ được đường xu hướng này, tâm lý nhà đầu tư có thể trở nên kém tích cực, chịu áp lực bán dừng lỗ ngắn hạn.

Trong trường hợp này, VN-Index có thể chịu áp lực điều chỉnh về vùng 1.260 điểm, sau đó vẫn sẽ hồi phục trở lại. Tích cực hơn VN-Index cần duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn quanh 1.280 điểm thì vẫn kỳ vọng lên lại kháng cự 1.300 điểm.

Khuyến nghị đầu tư

- DCM (CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau): Chờ bán.

Tháng 9/2024, DCM công bố sản lượng tiêu thụ Urea là 53.740 tấn (tăng 68% so với tháng trước), trong đó bán nội địa 44,38 tấn, xuất khẩu 9,37 tấn, lần lượt tăng 181% và giảm 42% so với tháng 8; sản lượng tiêu thụ NPK là 35.210 tấn (gấp 17,5 lần tháng 8).

Sản lượng tháng 9 tăng mạnh từ nền thấp do bảo dưỡng nhà máy vào nửa cuối tháng 8. Công ty đặt kế hoạch tiêu thụ trong tháng 10/2024 với 85 nghìn tấn Urea (tăng 58% so với tháng trước) và 5.000 tấn NPK.

TCBS đánh giá khả quan cho kết quả kinh doanh cuối năm với giá bán được hỗ trợ từ nguồn cung thấp, giá Urea trong nước tăng dần từ cuối tháng 9 đến nay và mùa cao điểm tiêu thụ vào quý IV; nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.

- VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam): Mua. Giá mục tiêu 48.259 đồng/cổ phiếu.

VCB tiếp tục được vinh danh là ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với định giá 2 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước. Đây là kết quả được tổ chức xếp hạng giá trị thương hiệu Brand Finance công bố tại Báo cáo Việt Nam 100 năm 2024.

Với những thành quả đã đạt được, TCBS cho rằng VCB xứng đáng là một trong những ngân hàng quốc doanh tốt nhất Việt Nam. Kết quả kinh doanh quý III dự báo tiếp tục tăng trưởng với kế hoạch trả cổ tức đang chờ Quốc hội thông qua. Nhà đầu tư đã có vị thế có thể tiếp tục nắm giữ và chờ cơ hội chốt lời.

VCBS cho rằng nếu tăng mua tàu mới thì HAH có thể bán tàu già và ghi nhận lợi nhuận bất thường tốt khi giá tàu vẫn đang tiếp tục neo cao. VCBS cho rằng đến quý I/2025 giá tàu cũ vẫn sẽ giữ mức tốt do các liên minh sau khi thay đổi (tháng 2/2025) và sắp xếp lại tuyến dịch vụ của mình thì nhu cầu tàu vẫn tích cực (tàu mới đóng phải mất khoảng 2 năm mới được giao tàu).

Trần Thị Tú Anh

Tin khác