1. Tài chính

Góc nhìn hôm nay: 'Nóng' quản lý vàng!

Với các giải pháp can thiệp như tổ chức 9 phiên đấu thầu vàng, bán vàng qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước… nên chênh lệch giá vàng với thế giới từ 15-18 triệu đồng/lượng, nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng. Đúng là người dân đồng tình với giải pháp bình ổn này, nhưng như đã nói, có lúc tìm mua ít nhẫn làm quà cưới cũng không dễ, cho dù có người đã phải chạy khắp các cửa hàng vàng ở Hà Nội. Vậy, đây là khan hiếm vàng thật hay khan hiếm giả tạo, nhằm đầu cơ, găm hàng, đẩy giá? Ngay cả khi vàng giảm giá, mua có thuận lợi hơn, nhưng bán được vàng lại là chuyện lớn. Phần thua thiệt chỉ có người dân phải chịu hết. Nghĩa là, việc quản lý và điều tiết vàng có vẻ như vẫn mờ nhạt và một chiều.

Giá vàng những ngày này liên tục giảm. Thay vì bán ra, nhiều người dân tại TP.HCM vẫn có nhu cầu mua vào. Phần vì đây là tài sản tích lũy được, phần vì thời gian giao dịch nhanh chóng, số vàng được mua cũng nhiều hơn trước.

Trước đây, Nghị định số 24 năm 2012 ra đời nhằm mục tiêu chống vàng hóa trong nền kinh tế. Sau hơn 11 năm thực hiện Nghị định 24 và diễn biến thực tiễn của thị trường vàng thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến thời điểm thích hợp để thay đổi tư duy về cách quản lý thị trường vàng.

Liên quan việc thành lập sàn giao dịch vàng, người dân tại TP.HCM cũng rất ủng hộ, bởi mặt tích cực là các giao dịch sẽ minh bạch, nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp, các chủ thể sẽ thuận lợi hơn. Thay vì hiện nay, người dân mua và bán đều gặp khó.

Để thành lập sàn vàng, cần đầu tư về cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, Việt Nam không phải nước sản xuất vàng. Như vậy, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu và đánh giá tác động kỹ lưỡng để tham mưu, đề xuất với Chính phủ ở thời điểm phù hợp và phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Ngọc Dũng

Tin khác