1. Chứng khoán

Giới đầu tư đồng loạt 'thoát hàng'

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng khi các nhà đầu tư đánh giá lại lộ trình lãi suất của Fed, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên vượt quá 4% sau hai tháng và lợi suất kỳ hạn hai năm cũng tăng nhanh lên 4%.

Các nhà đầu tư nhận định có hơn 83% cơ hội Fed cắt giảm lãi suất 0,25%, không còn nghiêng về kịch bản cắt giảm 0,5% vào tháng 11, sau dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp mạnh hơn dự kiến được công bố vào thứ Sáu tuần trước.

Căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông cũng đang khiến nhà đầu tư thận trọng hơn, với chỉ số biến động CBOE (VIX), thước đo nỗi sợ hãi của Phố Wall đã tăng lên 22,64 điểm, mức cao nhất gần bốn tuần.

Tuần này, các nhà đầu tư sẽ chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9, dự kiến sẽ có vào thứ Năm và bình luận từ một số quan chức Fed, bao gồm Michelle Bowman, Neel Kashkari và Raphael Bostic.

Mặt khác, báo cáo kết quả kinh doanh quý III của các công ty thuộc S&P 500 cũng bắt đầu trong tuần này, với một số ngân hàng lớn sẽ tiên phong vào ngày 11/10.

Kết thúc phiên 7/10: Chỉ số Dow Jones giảm 398,51 điểm (-0,94%), xuống 41.954,24 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 55,13 điểm (-0,96%), xuống 5.695,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 213,95 điểm (-1,18%), xuống 17.923,90 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ, với cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt, mặc dù mức tăng bị hạn chế bởi các cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất như bất động sản và tiện ích suy giảm.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 tăng 0,18% lên 519,48 điểm, với cổ phiếu ngân hàng tăng gần 1% và dẫn đầu trong số các ngành chính. Tuy nhiên, bất động sản và tiện ích giảm lần lượt 1,4% và 0,5%.

Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Đức giảm 0,1% sau khi dữ liệu cho thấy đơn đặt hàng công nghiệp giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 8. Trong một diễn biến khác, Bộ Kinh tế nước này cho biết nền kinh tế lớn nhất EU dự kiến sẽ giảm 0,2% vào năm 2024, năm thứ hai liên tiếp suy thoái.

"Khu vực đồng euro đang tăng trưởng thấp hơn một chút so với dự kiến, với sự khác biệt dai dẳng giữa nhóm sản xuất và dịch vụ, cũng như giữa Đức và phần còn lại của các nước khác trong khu vực sử dụng đồng euro", Miguel Jiménez, nhà kinh tế trưởng tại BBVA Research cho biết.

Trong số các cổ phiếu riêng lẻ, Orsted tăng vọt lên 6% sau Equinor đã mua cổ phần trị giá khoảng 2,5 tỷ USD của nhà phát triển trang trại gió ngoài khơi Đan Mạch.

Cổ phiếu xa xỉ nhìn chung đồng thuận tăng điểm, với những cái tên nổi tiếng của Pháp bao gồm Kering, LVMH và Hermes tăng từ 1,2% đến 4,6%, báo hiệu sự lạc quan về các biện pháp kích thích của Trung Quốc để phục hồi nền kinh tế.

Kết thúc phiên 7/10: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 22,99 điểm (+0,28%), lên 8.303,62 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 16,83 điểm (-0,09%), xuống 19.104,10 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris tăng 34,66 điểm (+0,46%), lên 7.576,02 điểm.

Kết thúc phiên 7/10, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 1,66 USD (+2,4%), lên 69,83 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,86 USD (+2,6%), lên 73,56 USD/thùng.

Giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh bởi những lo ngại về nguồn cung khi xung đột ở Trung Đông có nguy cơ cao lan rộng.

Kết thúc phiên 7/10, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 2,76 USD (+3,7%), lên 77,14 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 2,88 USD (+3,7%), lên 80,93 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin khác