Giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa tăng 2,05 điểm
Áp lực chốt lời mạnh dần lên ngay từ thời điểm đó, đặc biệt nhằm vào các cổ phiếu ngân hàng, khiến chỉ số nhanh chóng giảm về dưới tham chiếu. Từ giữa phiên sáng tới đầu phiên chiều, VN-Index dao động trong sắc đỏ. Tuy sự phục hồi xuất hiện sớm nhờ đà tăng mạnh của HPG, VNM, HDB, LPB cùng các cổ phiếu vừa và nhỏ như DBD, CTI, BMP, BMC; nhưng áp lực bán gia tăng vào cuối phiên khiến chỉ số lại hạ về gần tham chiếu; sau đó đóng cửa tăng 2,05 điểm. Trên HoSE, thanh khoản tăng lên 15.729 tỷ đồng; khối ngoại bán ròng 166 tỷ đồng.
Nhận định thị trường cơ sở, các chuyên gia cho biết chứng khoán châu Á Thái Bình Dương biến động mạnh trái chiều với mức tăng 4,6% của Shanghai và mức giảm 9,4% của Hang Seng. Trong khi đó, VN-Index giao dịch giằng co trong cả phiên và đóng cửa với mức tăng hơn 2 điểm.
Về kỹ thuật, VN-Index tăng điểm nhẹ và đóng cửa với cây nến doji cho thấy dù áp lực bán vẫn cao nhưng đã có cầu chủ động đủ lớn để cân bằng điểm số tại vùng hỗ trợ quanh đường xu hướng. Cây nến đóng cửa nằm hoàn toàn trong biên độ của cây nến trước để tạo thành cặp Harami làm tăng xác suất chỉ số sẽ đảo chiều tăng trở lại.
VCBS thì cho biết, diễn biến giao dịch chủ động đầu phiên giúp thị trường mở cửa trong sắc xanh tăng điểm. Mặc dù trong phiên VN-Index vẫn xuất hiện nhịp rung lắc giảm điểm dưới tham chiếu do áp lực chốt lời gia tăng khi có nhịp hồi phục, điểm tích cực là dòng tiền bắt đáy đã tham gia giúp thu hẹp biên độ điều chỉnh của chỉ số chung. Theo thống kê, một số cổ phiếu blue-chips có đóng góp nổi bật cho điểm số bao gồm TCB, HDB, VNM, LPB.
Dòng tiền có phần hưng phấn hơn vào phiên chiều, đặc biệt là các cổ phiếu bluechips dần đồng thuận giúp duy trì nhịp hồi phục tích lũy của thị trường. Gần về cuối phiên, VN-Index giằng co trồi sụt quanh tham chiếu do áp lực bán cho thấy tâm lý chung vẫn còn khá thận trọng. Khối ngoại bán ròng tuy nhiên tổng giá trị ròng không quá lớn, đạt 118.2 tỷ, chủ yếu bán MWG, BMP, STB.
Phân tích kĩ thuật, VCBS cho rằng, VN-Index kết phiên với nến Doji cho thấy hai bên cung cầu đang dần có sự cân bằng. Ở khung đồ thị ngày, chỉ số chung tiếp tục bám sát MA20, chỉ báo RSI đi ngang củng cố cho vận động tích lũy của thị trường. Dòng tiền trong phiên đã có sự phân hóa rõ nét hơn, tuy nhiên đường +DI, -DI và ADX đều ở dưới ở dưới mốc 25 nên VN-Index cần thêm thời gian để hồi phục và cân bằng trước khi bước vào xu hướng tiếp theo. Thêm vào đó việc chỉ báo CMF đã dần hướng lên trở lại cho thấy thanh khoản mua chủ động đã gia tăng và xác suất cao VN Index sẽ sớm quay trở lại nhịp tăng điểm.
Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI liên tục tạo các đỉnh nhỏ ở vùng thấp thể hiện cho diễn biến rung lắc ở biên độ nhỏ của thị trường chung những phiên gần đây. Tuy nhiên nhìn chung các chỉ báo không có sự vận động đáng chú ý so với phiên hôm qua củng cố cho diễn biến sideway kiểm chứng hỗ trợ 1270 của VN-Index.
Trần Hương