1. Chứng khoán

Giá dầu thế giới tiếp tục suy yếu

Bảng giá năng lượng ngày 14-10. Nguồn: MXV

Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 1,39% xuống mức 2.205 điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 14-10, thị trường năng lượng chìm sâu trong sắc đỏ. Trong đó, giá dầu thế giới tiếp tục suy yếu trong phiên giao dịch đầu tuần do dự báo kém lạc quan về nhu cầu dầu thô thế giới từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), dữ liệu nhập khẩu kém tích cực của Trung Quốc.

Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô WTI giảm 2,29% xuống 73,83 USD/thùng và dầu Brent giảm 2% về 77,46 USD/thùng.

Áp lực xuất hiện trên thị trường sau khi OPEC hạ ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong báo cáo tháng 10, đây là lần thứ 3 liên tiếp nhóm xuất khẩu thận trọng trong ước tính nhu cầu dầu toàn cầu.

Cụ thể, OPEC cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu trong 2024 sẽ đạt 1,93 triệu thùng/ngày, thấp hơn 110.000 thùng/ngày so với ước tính được đưa ra trước đó trong tháng 9.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, chiếm phần lớn trong đợt hạ cấp năm 2024 khi OPEC cắt giảm dự báo tăng trưởng của nước này xuống 580.000 thùng/ngày từ 650.000 thùng/ngày.

Bảng giá nông sản ngày 14-10. Nguồn: MXV

Phiên giao dịch ngày 14-10 chứng kiến sắc đỏ bao trùm thị trường nông sản. Trong đó, giá ngô hợp đồng tháng 12 đóng cửa phiên đầu tuần với mức giảm 1,8% xuống mức 160 USD/tấn, ghi nhận phiên suy yếu thứ ba liên tiếp do tình hình mùa vụ khả quan hơn ở các nước sản xuất lớn.

Tại Mỹ, thời tiết khô ráo tại Midwest - vùng trồng ngô trọng điểm của Mỹ, trong tuần vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch. Dự kiến đây sẽ là vụ ngô lớn thứ 2 trong lịch sử của Mỹ góp phần giúp cho nguồn cung ngô toàn cầu dồi dào hơn trong năm tới.

Lúa mì là mặt hàng giảm mạnh nhất trong nhóm nông sản với mức giảm lên tới 2,3% về mức 215 USD/tấn. Bên cạnh áp lực từ đà giảm của giá ngô cũng như sự mạnh lên của đồng dollar Mỹ, tình hình thời tiết được cải thiện ở Argentina cũng là nguyên nhân chính khiến giá lúa mì suy yếu.

Lam Giang

Tin khác