1. Chứng khoán

Cổ phiếu giá 'trà đá' nhưng HVA vẫn chơi lớn, muốn rót tiền vào blockchain

Mối liên hệ giữa người đứng đầu HVA với hai công ty ETH JSC và OnusChain

HVA tiền thân là CTCP Đầu tư xây lắp An Hưng, được thành lập vào tháng 5/2010. Đến năm 2014, công ty này nâng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng và đổi tên thành CTCP Nông nghiệp xanh Hưng Việt, sau đó niêm yết trên sàn HNX. Đến năm 2017, công ty này đổi tên thành CTCP Đầu tư HVA và chuyển trụ sở vào TP. Cần Thơ, với định hướng lĩnh vực chính là đầu tư tài chính và quản lý danh mục đầu tư.

Tính đến ngày 30/6, Chủ tịch HVA Vương Lê Vĩnh Nhân trực tiếp nắm giữ 2,1 triệu cổ phiếu, chiếm 15,71% vốn công ty. 2 cổ đông lớn còn lại là Jade Labs Pte.Ltd (24,28%) và Công ty TNHH Công nghệ y tế Metacare (10,53%).Về tình hình tài chính, lãi ròng HVA nửa đầu năm 2024 ghi nhận đạt hơn 124,6 triệu đồng, giảm mạnh 86,13% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty cổ phần Đầu tư HVA (UPCOM: HVA) dự kiến trong quý III và quý IV/2024 góp vốn đầu tư 10 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp tác kinh doanh phân chia theo tỷ lệ vốn thực góp. Lợi nhuận khác là 5%/năm tính trên tỷ lệ vốn thực góp, không phụ thuộc kết quả kinh doanh.

Trước đó, công ty hồi tháng 8/2024 cho biết sẽ đầu tư 25 tỷ đồng để nâng cấp, phát triển và khai thác vận hành nền tảng chuỗi khối (blockchain) của CTCP Công nghệ chuỗi khối Onus Chain (OnusChain).

ETH JSC và OnusChain, theo dữ liệu cập nhật đến cuối quý II/2024, đều có liên quan đến lãnh đạo cấp cao của HVA. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT HVA Vương Lê Vĩnh Nhân cũng là Chủ tịch HĐQT OnusChain.

Về phía ETH JSC, công ty này mới thành lập tháng 3/2024, với quy mô vốn điều lệ ban đầu ở mức 2 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH Công nghệ Y tế Metacare - cổ đông sáng lập sở hữu 50% vốn ETH JSC - cũng là một cổ đông lớn nắm 10,53% vốn tại HVA (tính đến ngày 30/6/2024).

Tham vọng trong lĩnh vực công nghệ

Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của HVA cũng cho thấy tham vọng của doanh nghiệp này trong lĩnh vực công nghệ. Theo đó, công ty này ghi nhận 80 tỷ đồng phải thu (chiếm 57% tổng tài sản) với CTCP Trustpay và CTCP Vàng bạc Đá quý Hanagold (Hanagold).

Cụ thể, khoản phải thu với CTCP Trustpay phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án Tòa nhà Tài chính và Công nghệ Fundgo. Trong khi đó, HVA bắt tay cùng Hanagold để thực hiện các dự án khoa học công nghệ. Lợi nhuận phân chia cố định 5%/năm, thanh toán định kỳ hàng tháng và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Hanagold. Đáng chú ý, cả 2 doanh nghiệp nêu trên đều là các bên liên quan đến HVA.

Theo đó, Trustpay thành lập vào tháng 9/2009 hiện có Người đại diện theo pháp luật, kiêm Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Chí Công (SN 1984) – người cũng đồng thời là Thành viên HĐQT không điều hành tại HVA.

Với Hanagold, đây là doanh nghiệp thành lập vào tháng 11/2020 với cơ cấu cổ đông ban đầu gồm ông Phạm Hữu Sơn (5%), Ngô Thị Thảo (85%) và ông Vương Lê Vĩnh Nhân (10%) – Chủ tịch HĐQT HVA. Bà Thảo cũng đồng thời là Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật Hanagold. Ít ai biết, nữ cổ đông sinh năm 1994 này còn từng nắm các chức vụ tại HVA như Người được ủy quyền công bố thông tin (tháng 1/2019 – tháng 9/2019), Thành viên HĐQT (tháng 6/2019 – tháng 9/2019).

Ngoài ra, tại thời điểm cuối quý II/2024, HVA còn sở hữu 25,39% vốn điều lệ của Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Fundgo. Tuy nhiên, HĐQT công ty này mới đây đã có quyết nghị chuyển nhượng phần vốn này cho Chủ tịch HĐQT Vương Lê Vĩnh Nhân.

Đáng chú ý, công ty còn trả trước 10 tỷ đồng tiền mua cổ phần phổ thông tin CTCP Tập đoàn Dược Bảo Châu (Dược Bảo Châu). Tại thời điểm cuối quý II/2024, HVA cho biết đang hoàn tất các thủ tục đăng ký cấp sổ cổ đông của Dược Bảo Châu.

HVA chính thức trở thành Công ty Đại chúng và niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán vào Tháng 03/2015. Kết phiên giao dịch ngày 15/10, cổ phiếu HVA có mức giá 6.700 đồng/cp.

Cổ phiếu HVA đã từng vướng không ít lùm xùm. Trước đó, ngày 6/1/2020, HNX đã nhận được báo cáo tài chính năm 2018 của HVA do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toàn và Kiểm toán Việt Nam chi nhánh phía Bắc ký vào báo cáo kiểm toán ngày 30/12/2019. Tuy nhiên, sau khi xem xét, HNX nhận thấy tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2018 của HVA. Như vậy, cổ phiếu HVA thuộc trường hợp bị đưa vào diện hủy niêm yết. HNX yêu cầu Công ty HVA có báo cáo giải trình nguyên nhân tình trạng bị hủy niêm yết theo quy .

Trước đó, cổ phiếu này đã bị đưa vào diện ngừng giao dịch từ ngày 7/10/2019 do vi phạm các quy định về công bố thông tin. Đồng thời cũng ở diện bị kiểm soát đặc biệt để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Về trường hợp của HST, hồi đầu tháng 11/2019, HNX có nhận được văn bản của HST về việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu. Sau xem xét, HNX nhận thấy cổ phiếu HST thuộc trường hợp bị hủy niêm yết theo quy định tại khoản 20 điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi: "Hệ thống giao dịch UpCom là nơi tổ chức giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết, cổ phần của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng".

Trung Hiếu

Tin khác