1. Chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam rơi 'thẳng đứng', mất gần 80 điểm sau chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chứng khoán thế giới lao dốc

Ngay sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế, thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tiêu cực. Chỉ số Dow Jones futures mất hơn 1.000 điểm (-2,3%), S&P 500 futures giảm 3,4%, còn Nasdaq futures lao dốc tới 4,2%. Các cổ phiếu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm những doanh nghiệp đa quốc gia như Apple và Nike, cùng với nhóm bán lẻ như Dollar Tree và Gap.

Cùng chung nhịp tiêu cực với chứng khoán Việt Nam, thị trường Nhật Bản dẫn đầu đà giảm ở châu Á, khi chỉ số Nikkei 225 chuẩn giảm 2,68%, thu hẹp mức lỗ hơn 4% khi mở cửa, trong khi chỉ số Topix rộng hơn giảm 2,97%, cũng thu hẹp mức lỗ hơn 4%.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,16% trong phiên giao dịch đầu ngày trong khi CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,48%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 1,29%, thu hẹp mức lỗ hơn 3%, trong khi Kosdaq vốn hóa nhỏ giảm 0,61%. S&P/ASX 200 của Úc giảm 1,17%.

Cùng chung nhịp tiêu cực với chứng khoán Việt Nam, thị trường Nhật Bản dẫn đầu đà giảm ở châu Á, khi chỉ số Nikkei 225 chuẩn giảm 2,68%, thu hẹp mức lỗ hơn 4% khi mở cửa, trong khi chỉ số Topix rộng hơn giảm 2,97%, cũng thu hẹp mức lỗ hơn 4%.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,16% trong phiên giao dịch đầu ngày trong khi CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,48%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 1,29%, thu hẹp mức lỗ hơn 3%, trong khi Kosdaq vốn hóa nhỏ giảm 0,61%. S&P/ASX 200 của Úc giảm 1,17%.

Chứng khoán Việt Nam chứng kiến phiên bán tháo mạnh

Trong khi thị trường toàn cầu lao dốc, chứng khoán Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ nhất khi nằm trong nhóm nước bị áp thuế cao nhất, lên tới 46%. Ngay khi thị trường mở cửa, lực bán tháo mạnh khiến VN-Index giảm gần 80 điểm (-6,05%), ghi nhận lúc 10h51, VN-Index rơi xuống quanh mốc 1.238 điểm, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong vòng một năm qua.

Trên sàn HoSE, bảng điện tử chìm trong sắc đỏ với hơn 700 mã giảm giá, trong đó có hơn 200 mã giảm sàn. Nhóm cổ phiếu bất động sản công nghiệp – vốn được kỳ vọng hưởng lợi từ dòng vốn FDI – lại lao dốc mạnh, với các mã như KBC, IDC, BCM, DXG, DIG đồng loạt giảm kịch sàn.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu ngành nguyên vật liệu như thép (HSG, NKG, TLH), phân bón (DCM, DPM), hóa chất (CSV) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản – vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thuế nhập khẩu – cũng chứng kiến cổ phiếu lao dốc. MSN, DBC, PAN, IDI, VHC, FMC đều giảm kịch biên độ.

Đến 10h45 phút, 240 cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam bị nằm sàn, và chỉ có vỏn vẹn 61 cổ phiếu tăng giá, chủ yếu là các công ty khoáng sản như KSV, BKC...

Dòng tiền của khối ngoại cũng rút khỏi thị trường với giá trị bán ròng hơn 2,2 nghìn tỷ đồng. Những cổ phiếu bị bán mạnh nhất là MBB (gần 500 tỷ đồng), TPB (hơn 300 tỷ đồng), FPT (hơn 200 tỷ đồng) và VNM (hơn 200 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, tiền ngoại chỉ mua vào “nhỏ giọt” với VCG (+16 tỷ đồng), VIX (+13 tỷ đồng) và VRE (+21 tỷ đồng). Việc nhà đầu tư nước ngoài giảm tỷ trọng nắm giữ cho thấy tâm lý lo ngại về khả năng suy giảm của thị trường trong thời gian tới.

Đợt điều chỉnh mạnh này khiến giới đầu tư lo ngại về rủi ro kéo dài trong thời gian tới. Một số chuyên gia nhận định, nếu Mỹ duy trì mức thuế cao với hàng hóa Việt Nam, dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư cần thận trọng, ưu tiên các nhóm cổ phiếu phòng thủ như công nghệ, y tế và tiêu dùng thiết yếu.

Trong dài hạn, thị trường vẫn có cơ hội phục hồi nếu chính phủ có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư theo dõi sát sao tình hình, tránh hoảng loạn và tìm kiếm các cơ hội khi thị trường ổn định trở lại.

Trước đó, vào thứ Tư 2/4 (giờ Mỹ), thị trường chứng khoán Mỹ đã có một phiên giao dịch đầy biến động trước khi ông Trump công bố kế hoạch áp thuế mới. Chỉ số S&P 500 kết phiên tăng 0,7%, đạt 5.670,97 điểm, sau khi dao động từ mức giảm 1,1% đầu phiên lên mức tăng 1,1%. Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 0,6%, đạt 42.225,32 điểm, trong khi Nasdaq Composite nhích 0,9% lên 17.601,05 điểm.

Đây là một phần trong chính sách thương mại cứng rắn của ông Trump, trong đó ông đã tuyên bố áp thuế lên hàng hóa từ nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Trước đó, ông Trump đã công bố mức thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, ảnh hưởng đến các công ty lớn trong lĩnh vực giày dép, nội thất và đồ chơi như Nike, American Eagle và Wayfair. Mức thuế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 9/4.

Quyết định này khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại. Theo CNBC, gần 1/3 lượng giày nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2023 có xuất xứ từ Việt Nam. Nike, một trong những hãng giày thể thao lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 25% sản lượng tại Việt Nam. Động thái áp thuế mới có thể gây khó khăn lớn cho công ty khi họ đang tìm cách phục hồi doanh thu. Cổ phiếu Nike đã giảm hơn 6% sau khi thông báo về thuế được đưa ra.

Hương Trang

Tin khác