Vùng kháng cự (Zone Of Resistance) là gì? Vùng kháng cự và các chỉ số khác
Mục Lục
Vùng kháng cự
Khái niệm
Vùng kháng cự trong tiếng Anh là Zone Of Resistance hoặc Resistance Zone.
Vùng kháng cự là vùng giá mới đạt được khi giá của chứng khoán tăng lên cao hơn mức đỉnh dự kiến (hay được gọi là mức kháng cự) trong phân tích kĩ thuật.
Vùng kháng cự là một khái niệm quan trọng trong phân tích kĩ thuật, các nhà phân tích kĩ thuật tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu dịch chuyển qua vùng kháng cự và thiết lập các mức hỗ trợ và mức kháng cự mới.
Đặc điểm Vùng kháng cự
Vùng kháng cự là biên độ cao hơn của giá cổ phiếu, còn biên độ thấp hơn là các mức hỗ trợ của giá cổ phiểu. Hiểu về các vùng giá cổ phiếu cho phép các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu để tối đa hóa lợi nhuận của họ trong ngắn hạn.
Hầu hết các nhà giao dịch theo ngày mua và bán với niềm tin rằng vùng hỗ trợ và vùng kháng cự sẽ tự duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài.
Ý tưởng này tuân theo qui tắc cung cầu cơ bản: khi nhiều cổ phiếu được mua ở mức hỗ trợ thấp hơn, giá sẽ bắt đầu có xu hướng tăng lên cho đến khi nó gặp vùng kháng cự và việc giao dịch bán tăng lên sẽ khiến giá giảm trở lại.
Trong phân tích kĩ thuật, có những thời điểm quan trọng khi vùng kháng cự và mức hỗ trợ của giá cổ phiếu được cấu hình lại do các sự kiện bên ngoài xảy ra, đó là lí do tại sao các nhà giao dịch kĩ thuật dày dặn kinh nghiệm sử dụng nhiều biểu đồ khi dự đoán biến động giá trong tương lai.
Khi một cổ phiếu trước đây chỉ được giao dịch trong phạm vi các mức hỗ trợ và kháng cự, nếu giá cổ phiếu này di chuyển qua vùng kháng cự được xác nhận trên biểu đồ (confirmation on a chart), đây có thể là một cơ hội đột phá giá mới để sở hữu một vị thế mua.
Thông thường, sự đột phá này xuất hiện do những thay đổi nền tảng trong hiệu suất của công ty phát hành, chẳng hạn như công ty ra mắt sản phẩm mới hay khi có tin tức về việc công ty tăng thị phần và cải thiện số tiền mặt sẵn có.
Đường xu hướng rất hữu dụng trong việc vẽ một bức tranh hoàn chỉnh hơn về chuyển động giá chứng khoán theo thời gian. Trong mỗi mức giá tăng lên hoặc giảm xuống, sẽ có lúc đạt các trạng thái bình ổn (plateau) hay giá cổ phiếu dịch chuyển theo xu hướng đi ngang.
Ví dụ, giá cổ phiếu bình ổn khi mức giá chung dịch chuyển theo hướng tăng lên quan sát được trong một thị trường giá lên (bull market), lúc đó các nhà đầu tư sẽ tìm cách khóa lợi nhuận trên cổ phiếu.
Rủi ro ở đây là họ có thể sẽ bỏ lỡ một xu hướng tiếp tục tăng do tâm lí nghĩ rằng giá bình ổn là dấu hiện cho một xu hướng giảm giá, trong khi thực tế nó có thể chỉ là một khoảng nghỉ trước khi giá tăng đến những đỉnh cao hơn.
Sử dụng các đường xu hướng có thể giúp các nhà đầu tư nhìn thấy xu hướng dài hạn hơn trên biểu đồ giá để họ có thể điều chỉnh chiến lược mà không chỉ dựa trên chỉ các chuyển động giá ngắn hạn.
Vùng kháng cự và các chỉ số khác
Các nhà đầu tư kĩ thuật thường dựa vào nhiều chỉ báo để giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài vùng kháng cự, các nhà giao dịch cũng theo dõi đường trung bình trượt, phân tích biểu đồ nến và khối lượng giao dịch cổ phiếu hàng ngày để giúp dự đoán các động thái tăng giá hay giảm giá tiếp theo.
Các nhà giao dịch tìm kiếm xác nhận trong biểu đồ để xác định thời điểm đột phá đang được tiến hành về mặt thiết lập các mức kháng cự và hỗ trợ mới.
Khối lượng giao dịch là một chỉ báo tốt về giá cổ phiếu, khi khối lượng giao dịch tăng lên thì khả năng đỉnh hoặc đáy mới có thể sẽ được thiết lập.
(Theo Investopedia)