Văn hóa sáng tạo (Adhocracy) trong doanh nghiệp là gì? Ưu nhược điểm của văn hóa sáng tạo
Mục Lục
Văn hóa sáng tạo
Văn hóa sáng tạo trong tiếng Anh là Adhocracy.
Văn hóa sáng tạo là một hình thức quản trị kinh doanh đề cao sáng kiến cá nhân và tự tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ. Văn hóa sáng tạo trái ngược với văn hóa quan liêu - dựa trên một tập hợp các quy tắc được xác định và thiết lập hệ thống phân cấp thứ bậc trong việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.
Bản chất của văn hóa sáng tạo
Văn hóa sáng tạo cho phép các tổ chức hoạt động một cách linh hoạt hơn. Tính linh hoạt này có thể được vận dụng tốt trong các ngành thay đổi nhanh, nơi các tổ chức có thể nắm bắt và hành động theo các cơ hội mới nhanh nhất sẽ có được lợi thế cạnh tranh.
Văn hóa sáng tạo cũng có thể hoạt động tốt trong các tổ chức nhỏ hơn, tại đó các nhà quản lý vẫn có thể hiểu tình hình và chỉ đạo tổ chức khi cần thiết. Ngược lại, văn hóa sáng tạo có thể trở nên hỗn loạn hoặc kém hiệu quả trong các tổ chức lớn, ví dụ việc phân chia trách nhiệm không rõ ràng khiến một số nhóm làm trùng công việc của nhau, hoặc bỏ sót các công việc quan trọng.
Doanh nghiệp vận dụng tốt văn hóa sáng tạo có thể phát triển thành một tổ chức năng động và phức tạp, có cách thức hoạt động hoàn toàn khác với một bộ máy quan liêu. Nhiều người coi văn hóa sáng tạo là vượt trội hơn so với văn hóa quan liêu và cơ cấu tổ chức phổ biến trong tương lai.
Các đặc điểm của văn hóa sáng tạo
- Cấu trúc tự được hình thành theo cách hữu cơ
- Tối thiểu việc chuẩn hóa các kì vọng về hành vi của nhân viên
- Việc chuyên môn hóa các công việc không nhất thiết phải dựa trên đào tạo chính thức
- Thúc đẩy sự tự điều chỉnh lẫn nhau trong và giữa các nhóm
- Gần như không có các thủ tục tiêu chuẩn
- Vai trò và nhiệm vụ không được xác định rõ ràng
- Sự phân quyền được thực hiện một cách chọn lọc
- Các nhóm chuyên môn có quyền lực đáng kể
- Đóng góp kiến thức theo chiều ngang (mọi người đều có thể chia sẻ kiến thức, không coi trọng thứ bậc)
- Các nhân viên chuyên môn thường làm việc trong các đơn vị chức năng nhưng có thể được điều động để làm việc trong các nhóm dự án nhỏ, bám sát thị trường để thực hiện các mục tiêu cụ thể.
Ưu nhược điểm của văn hóa sáng tạo
Ưu điểm của văn hóa sáng tạo
Văn háo sáng tạo có thể rất hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề và đổi mới, phát triển mạnh trong các môi trường đa dạng được trang bị các hệ thống kỹ thuật tinh vi và các quy trình kinh doanh được hỗ trợ tự động.
Nhược điểm của văn hóa sáng tạo
Những nhược điểm của văn hóa sáng tạo bao gồm việc đưa ra các giải pháp nửa vời và các vấn đề nhân sự xuất phát từ bản chất tạm thời của tổ chức, chủ nghĩa cực đoan trong các hành động được đề xuất hoặc thực hiện, và các mối đe dọa đối với tính hợp pháp do bản chất kín đáo của các công ty sử dụng nó.
(Theo investopedia)