Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Ấn Độ (Securities and Exchange Board of India - SEBI) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Ấn Độ
Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Ấn Độ tiếng Anh là Securities and Exchange Board of India, viết tắt là SEBI.
Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Ấn Độ (SEBI) là cơ quan quản lí quan trọng nhất của thị trường chứng khoán ở Ấn Độ. SEBI là đối tác của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC). Mục tiêu của nó là bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư chứng khoán và thúc đẩy sự phát triển và điều tiết thị trường chứng khoán và cho các vấn đề liên quan.
Sự thành lập của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Ấn Độ
Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Ấn Độ được thành lập vào tháng 4 năm 1992, sau khi Đạo luật chứng khoán và sàn giao dịch Ấn Độ của Quốc hội được thông qua. Nó được thành lập lần đầu tiên với quyền hạn hạn chế hơn vào năm 1988. Nó đóng vai trò kiểm soát các vấn đề về vốn, điều tiết thị trường chứng khoán theo Đạo luật về vấn đề vốn năm 1947, được thông qua chỉ vài tháng trước khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh.
Trụ sở chính của SEBI được đặt tại khu thương mại tại Khu liên hợp Bandra-Kurla ở Mumbai. Nó cũng có các văn phòng khu vực tại các thành phố New Delhi, Kolkata, Chennai và Ahmedabad, và hơn 10 văn phòng địa phương tại các thành phố bao gồm Bangalore, Jaipur, Guwahati, Patna, Kochi và Chandigarh.
Điều lệ của SEBI
Theo điều lệ của nó, SEBI dự kiến sẽ chịu trách nhiệm cho 3 nhóm đối tượng chính:
- Tổ chức phát hành chứng khoán.
- Nhà đầu tư.
- Trung gian thị trường.
Ủy ban soạn thảo các qui định và đạo luật trong khả năng điều chỉnh, thông qua các phán quyết và mệnh lệnh trong khả năng tư pháp, và tiến hành điều tra và áp dụng hình phạt trong khả năng thực thi.
SEBI được điều hành bởi 1 hội đồng quản trị, bao gồm 1 chủ tịch được bầu bởi quốc hội, 2 sĩ quan của Bộ Tài chính, 1 thành viên của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và 5 thành viên cũng được bầu bởi quốc hội.
Chỉ trích về SEBI
Các nhà phê bình nói rằng SEBI thiếu minh bạch và không chịu trách nhiệm công khai trực tiếp. Các cơ chế duy nhất để kiểm tra quyền lực của nó là Tòa án phúc thẩm chứng khoán, bao gồm một hội đồng gồm 3 thẩm phán và Tòa án tối cao Ấn Độ.
Tuy nhiên, SEBI đã rất tích cực trong những lần đưa ra hình phạt và những cải cách mạnh mẽ. Cơ quan quản lí đã nhận được lời khen ngợi về hành động của mình sau vụ bê bối gian lận Satyam khi đưa ra hình phạt lệnh cấm 2 năm với PwC. Nó cũng thành lập Hội đồng ổn định tài chính vào năm 2009, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trao cho hội đồng quản trị một nhiệm vụ lớn hơn so với người tiền nhiệm để thúc đẩy sự ổn định tài chính.
(Theo Investopedia)