Tương tác nhân tử - gia tốc (Multiplier - accelerator interaction) là gì? Nội dung liên quan
Mục Lục
Tương tác nhân tử - gia tốc (Multiplier - accelerator interaction)
Tương tác nhân tử - gia tốc trong tiếng Anh là Multiplier - accelerator interaction.
Tương tác nhân tử - gia tốc là phương pháp lí giải những biến động trong qui mô hoạt động kinh tế (tức chu kì kinh doanh) dựa trên tác động qua lại giữa nhân tử và gia tốc.
Phương pháp phân tích cơ bản là kết hợp hàm tiêu dùng của Keynes và nguyên lí tăng tốc để tạo ra một cơ chế mang tính chu kì tự hình thành. Phương pháp này được coi là do Samuelson đưa ra, mặc dù một số năm trước đó Harrod đã phát triển một mô hình theo đường lối tương tự.
Nội dung về tương tác nhân tử - gia tốc
Theo nguyên lí tăng tốc, khối lượng tư bản tỉ lệ thuận với qui mô tiêu dùng. Bởi vậy:
Khi tiêu dùng tăng, khối lượng tư bản cần thiết cũng tăng tương ứng và bởi vậy các doanh nghiệp phải đầu tư. Chúng ta có thể biếu thị mối liên hệ này như sau:
Sự tương tác nhân tử - gia tốc có thể mô tả bằng một ví dụ đơn giản như trong bảng. Chú ý rằng trong bảng này, chúng ta giả định có một mức đầu tư ngoại sinh nào đó, khuynh hướng tiêu dùng cận biên bằng 0.6, hệ số tăng tốc v = 1; Ct = v.Y(t+1) và C + I + G = AD = Y.
(Bảng này chỉ có ý nghĩa minh họa)
Số liệu trong bảng trên cho thấy có một loạt biến động trong thu nhập, mặc dù những biến động đó có thể bị coi là tắt dần (tức thu nhập có thể ổn định ở mức do nhân tử quyết định và trong trường hợp của chúng ta là 250 tỉ đồng).
Trên thực tế, phương pháp toán áp dụng cho vấn đề nêu trên đã chỉ ra rằng chu kì tắt dần (biên độ hay độ chệch của thu nhập ngày càng nhỏ đi so với giá trị cân bằng) chỉ là một khả năng. Còn có nhưng khả năng khác, tùy thuộc vào mối quan hệ chính xác giữa v và c.
Cho nên, nếu các giá trị giả định của v và c lần lượt là 0,5 và 0,9, sẽ không có chu kì nào xảy ra; thu nhập liên tục tăng dần tới giá trị do hiệu ứng của nhân tử tạo ra là 1000 tỉ đồng. Ngược lại, nếu các giá trị v và c lần lượt là 2 và 0,6, thì độ chệch của thu nhập so với giá trị cân bằng sẽ tăng dần theo thời gian và chúng ta có một chu kì bùng nổ.
Mô hình nhân tử - gia tốc thường được sử dụng để lí giải chu kì kinh doanh 3 năm trong nền kinh tế. Những thay đổi trong hàng tồn kho đặc biệt phù hợp với mô hình đơn giản nêu trên về sự tương tác nhân tử - gia tốc.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)