Triết lí vị kỉ (Egoism) là gì? Vận dụng trong kinh doanh và quản lí
Mục Lục
Triết lí vị kỉ
Triết lí vị kỉ trong tiếng Anh được gọi là Egoism.
Tư tưởng cơ bản của triết lí vị kỉ được thể hiện thông qua định nghĩa sau: những người theo triết lí vị kỉ luôn cho rằng một hành vi được coi là đúng đắn và có thể chấp nhận được về mặt đạo đức là khi nó có thể mang lại điều tốt hay lợi ích cho một ai đó cụ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, ―cá nhân được ưu tiên hưởng lợi là bản thân, vì thế tư tưởng này có tên gọi là ―vị kỉ (vì/cho bản thân).
Có thể nhận ra sự hiện diện của triết lí vị kỉ thông qua những khẩu hiệu hành động như: ―Có lợi thì làm hay ―Miễn là có lợi.
Giá trị của triết lí khi vận dụng trong kinh doanh và quản lí
Chọn triết lí vị kỉ làm triết lí kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ được hưởng những lợi thế nói trên mà còn phải gánh chịu những bất lợi về hình ảnh/ấn tượng gây ra do sự thiển cận, tầm thường và kém hiệu quả.
Tính thiển cận trong các quyết định ―vị kỉ thể hiện ở việc những người theo tư tưởng này thường chỉ chú trọng đến những ―cái tốt có thể đo, đếm được - thường là những lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất - mà bỏ qua các giá trị tinh thần, phi - vật chất, phi - lượng hoá.
Tình trạng này càng trở nên trầm trọng khi xét ở phạm vi đối tượng rộng hơn thay vì một cá nhân.
Điều này làm cho các quyết định ―vị kỉ trở nên tầm thường trong cách nhìn của một xã hội đang phát triển.
Sự tầm thường của các hành vi vị kỉ cũng thể hiện ở việc chúng có thể gây ra mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, thành viên xã hội và không đóng góp tích cực vào việc phát triển mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp để xây dựng một xã hội tiến bộ, mang đậm tính nhân văn.
Tính tầm thường của triết lí vị kỉ còn thể hiện ở chỗ tư tưởng này hướng hành vi, nỗ lực của con người vào việc đạt được những lợi ích vật chất tầm thường của cá nhân, và lấy đó để xây dựng hình ảnh ―mang đậm nét thực dụng.
Đạt được lợi ích bằng cách trà đạp lên lợi ích hoặc gây thiệt hại cho người khác tất sẽ phải đối đầu với những phản ứng tự vệ; tệ hại hơn nữa nếu những người khác cũng hành động theo triết lí vị kỉ.
Tình trạng sẽ trở nên bất lợi vô cùng, giống như ―ở một ngã tư vào giờ tan tầm không có tín hiệu giao thông kẹt cứng người, và ai cũng cố gắng len, lách để đi con đường vượt qua đám đông.
Nỗ lực của mỗi cá nhân là rất lớn nhưng kết quả đạt được là rất ít. Đó chính là lí do dẫn đến việc các quyết định vị kỉ trở nên kém hiệu quả (ngắn hạn và dài hạn) đến mức nào.
Doanh nghiệp thu được lợi nhuận ở một ―bàn tiệc xã hội bằng cách ―vơ vét , sẽ rất vất vả khi tìm kiếm những ―bàn tiệc khác để ―kiếm lời.
(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)