Tốc độ tăng tưởng kinh tế (Economic Growth Rate) là gì?
Mục Lục
Tốc độ tăng tưởng kinh tế
Tốc độ tăng tưởng kinh tế trong tiếng Anh là Economic Growth Rate.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là phần trăm thay đổi giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, so với thời kì trước đó. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được sử dụng để đo lường sức khỏe của một nền kinh tế theo thời gian. Các con số thường được tổng hợp và báo cáo hàng quí và hàng năm.
Trong hầu hết các trường hợp, tốc độ tăng trưởng kinh tế đo lường sự thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia. Ở các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thu nhập nước ngoài, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) có thể được sử dụng.
Hiểu về tốc độ tăng tưởng kinh tế
Công thức tính toán
Tốc độ Tăng trưởng kinh tế = (GDP2 −GDP1) / GDP1
trong đó:
GDP1 = Tổng sản phẩm quốc nội năm trước của quốc gia
GDP2 = Tổng sản phẩm quốc nội năm sau của quốc gia
Công thức trên cho thấy cách tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Khi được theo dõi theo thời gian, tốc độ tăng trưởng kinh tế cho thấy sự thay đổi chung của nền kinh tế của một quốc gia và mức độ tăng trưởng của nền kinh tế đó. Nó cũng có thể được sử dụng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quí hoặc năm tới.
Sự gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được coi là tích cực. Nếu một nền kinh tế có hai quí liên tiếp có tốc độ tăng trưởng âm, quốc gia này chính thức rơi vào suy thoái. Hiểu đơn giản, nếu một nền kinh tế giảm 2% so với năm trước, thì người dân của nền kinh tế đó nói chung đã giảm 2% thu nhập trong năm đó.
Tại sao các nền kinh tế tăng trưởng dương hoặc âm
Tăng trưởng kinh tế có thể được thúc đẩy bởi một số yếu tố và sự kiện. Thông thường, sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm dẫn đến sự gia tăng tương ứng trong sản xuất. Kết quả là thu nhập tăng lên.
Tiến bộ công nghệ và phát triển sản phẩm mới có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng nhu cầu từ thị trường nước ngoài có thể dẫn đến doanh số xuất khẩu cao hơn.
Trong bất kì và tất cả các trường hợp này, nếu dòng thu nhập đủ lớn sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế âm là một hình ảnh phản chiếu. Người tiêu dùng chi tiêu ít đi, do đó nhu cầu giảm và sản xuất giảm theo. Trong trường hợp xấu nhất, hiệu ứng quả cầu tuyết có thể xảy ra. Khi sản xuất giảm, việc làm bị mất. Nhu cầu sẽ tiếp tục giảm. GDP các quí tiếp theo sẽ là con số âm.
Ví dụ về tốc độ tăng trưởng kinh tế
Vào tháng 7 năm 2019, Mỹ đã đánh dấu một cột mốc kinh tế. Nền kinh tế của Mỹ đã trải qua sự tăng trưởng liên tục kể từ tháng 6 năm 2009, khiến nó trở thành sự tăng trưởng kinh tế lâu nhất trong lịch sử quốc gia.
Tuy nhiên, trong thống kê, tất cả đều tương đối. Năm 2018, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,9%. Một số nhà kinh tế tin rằng con số này sẽ là đỉnh trong một thời gian tới. Họ dự báo mức tăng trưởng 2,2% vào năm 2019, và sẽ chậm lại vào năm 2020.
Ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đã giảm xuống 5,8%. Trong quí đầu tiên của năm 2019, tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm. Với sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây, đã có nhiều sự vặn vẹo về sự sụt giảm nghiêm trọng của sản lượng công nghiệp và giảm doanh số bán xe tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế của chính phủ đã nâng mức tăng tưởng dự kiến cho năm tài chính đầy đủ bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 lên 7%, so với mức tăng trưởng hàng năm trước đó là 6,8%. Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế với các ưu đãi về thuế và đầu tư mới.
(Theo Investopedia)