Toàn cầu hóa quá trình sản xuất (Globalization of Production) là gì?
Mục Lục
Toàn cầu hóa quá trình sản xuất
Toàn cầu hóa quá trình sản xuất trong tiếng Anh là Globalization of Production.
Toàn cầu hóa quá trình sản xuất là quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ các nơi trên toàn cầu để khai thác, tận dụng sự khác biệt quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất. Ví dụ như lao động, năng lượng, đất đai và vốn.
Nội dung
Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế kì vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường toàn cầu được hiệu quả hơn.
Xem xét ví dụ sản xuất máy bay dân dụng Airbus A380 - một trong những máy bay dân dụng lớn nhất kể từ trước cho tới năm 2006. Máy bay Airbus A380 có 2 tầng, 4 hành lang, có cánh máy bay rộng hơn 15, và có khả năng chuyên chở nhiều hơn 150 hành khách so với máy bay cạnh tranh tương đương 747-400 của Boeing.
Để sản xuất được máy bay này, hãng Airbus phải bố trí 40.000 người tại 15 nhà máy đặt tại 4 nước: Đức, Tây Ban Nha, Vương Quốc Anh và Pháp.
Hai quá trình toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất vẫn đang tiếp tục diễn ra. Các công ty đa quốc gia, công ty quốc tế ngày càng đẩy mạnh tham gia vào quá trình này một cách sâu sắc và liên tục điều chỉnh các hoạt động của mình để phù hợp hơn với các điều kiện kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa.
Ảnh hưởng đối với lực lượng lao động
Toàn cầu hóa quá trình sản xuất đã ảnh hưởng đến thế giới công việc theo những cách chưa từng thấy trước đây. Bên cạnh một số tác động tích cực từ quan điểm của người lao động, có những tác động khác làm nảy sinh những lo ngại nghiêm trọng.
Về mặt tích cực, cơ hội việc làm mới chưa được biết đến ở nhiều nước đang phát triển đã mở ra. Mặt khác, áp lực nghiêm trọng đối với tầng lớp lao động đã xuất hiện thông qua sự đình trệ của tiền lương thực tế và điều kiện làm việc bất lợi.
Thuật ngữ "cuộc đua xuống đáy" đã được đưa vào sử dụng trong bối cảnh này. Nhưng đây không phải là con đường duy nhất trong tương lai, vì có những khía cạnh tích cực hữu ích mà từ đó người lao động có thể hưởng lợi cùng với phần còn lại của cộng đồng trên toàn cầu.
(Theo UNITED NATIONS DEVELOPMENT PROGRAMME, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)