Tính không co giãn (Inelasticity) trong kinh tế là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Tính không co giãn
Tính không co giãn trong tiếng Anh là Inelasticity.
Tính không co giãn là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ không đổi khi giá của nó thay đổi.
Tính không co giãn nghĩa là khi giá tăng, thói quen mua hàng của người tiêu dùng vẫn giữ nguyên, và khi giá giảm, thói quen mua hàng của người tiêu dùng cũng không thay đổi.
Đặc điểm của Tính không co giãn
Tính không co giãn có nghĩa là khi thay đổi 1% giá hàng hóa hoặc dịch vụ thì thay đổi về lượng cầu hoặc lượng cung ít hơn 1%.
Ví dụ: nếu giá của một loại thuốc thiết yếu thay đổi từ 200 USD lên 202 USD, tăng 1% và lượng cầu thay đổi từ 1.000 đơn vị thành 995 đơn vị, giảm ít hơn 1%, thì thuốc sẽ được coi là hàng hóa không co giãn.
Nhu yếu phẩm và các phương pháp điều trị y tế tương đối là không co giãn vì chúng cần thiết cho sự sống còn của con người, trong khi với hàng hóa xa xỉ có xu hướng co giãn nhiều hơn.
Đường cầu về một hàng hóa không có tính co giãn hoàn toàn được mô tả như một đường thẳng đứng trong đồ thị vì lượng cầu như nhau ở bất kì mức giá nào.
Cung hàng hóa có thể không co giãn hoàn toàn trong trường hợp hàng hóa đó là duy nhất, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật. Cho dù người tiêu dùng sẵn sàng trả bao nhiêu cho nó thì không bao giờ có thể có nhiều hơn một tác phẩm gốc.
Hàng hóa có Tính không co giãn
Không có ví dụ về hàng hóa hoàn toàn không co giãn. Nếu có, điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể tính giá bất kì nếu họ cảm thấy thích và người tiêu dùng vẫn sẽ cần mua chúng. Hàng hóa có tính không co giãn nhất chỉ có thể là nước và không khí.
Độ co giãn của cầu
Ngược lại, hàng hóa hoặc dịch vụ có tính co giãn là là khi 1% thay đổi về giá sẽ tạo ra sự thay đổi về lượng cung hoặc lượng cầu nhiều hơn 1%.
Hầu hết các hàng hóa và dịch vụ đều có tính co giãn vì chúng không phải là duy nhất và luôn có sản phẩm khác thay thế.
Đường cầu co giãn hoàn toàn được mô tả như một đường nằm ngang bởi vì bất kì thay đổi nào về giá đều gây ra sự thay đổi vô hạn về lượng cầu.
Tính không co giãn của hàng hóa dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lượng cung.
Chẳng hạn, nếu một nhà sản xuất điện thoại thông minh biết rằng việc giảm giá sản phẩm mới nhất của mình xuống 5% sẽ khiến doanh số tăng 10%, do đó quyết định giảm giá có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu giảm giá điện thoại thông minh xuống 5% chỉ dẫn đến tăng 3% doanh số, thì quyết định giảm giá không chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận.
(Theo Investopedia)