1. Thị trường chứng khoán

Tín hiệu giá sai (False Signal) là gì? Phòng tránh các Tín hiệu giá sai

Mục Lục

Tín hiệu giá sai

Khái niệm

Tín hiệu giá sai trong tiếng Anh là False Signal.

Tín hiệu giá sai trong phân tích kĩ thuật là một tín hiệu giá thể hiện cho một sự biến động của giá chứng khoán trong tương lai, thể hiện một bức tranh không chính xác với thực tế. 

Tín hiệu giá sai có thể phát sinh do một số yếu tố, bao gồm độ trễ thời gian, sự bất thường trong tập dữ liệu, sử dụng các phương pháp làm mịn dữ liệu hoặc thậm là các sai sót trong thuật toán được sư dụng để tính toán chỉ báo.   

Đặc điểm Tín hiệu giá sai

Điều quan trọng đối với các nhà phân tích kĩ thuật là họ phải có sự hiểu biết thấu đáo về các chỉ báo kĩ thuật họ đang sử dụng, từ đó có thể phát hiện tốt hơn các tín hiệu giá sai khi chúng phát sinh. 

Ngoài ra, các nhà phân tích kĩ thuật cũng có thể sử dụng hỗn hợp nhiều chỉ báo kĩ thuật để hoạt động như một cơ chế kiểm tra tín hiệu giá xem nó có phải là một tín hiệu giá sai hay không. 

Vì giao dịch với các tín hiệu giá sai có thể rất tốn kém, các nhà giao dịch chỉ nên thực hiện giao dịch khi nhận được các kết quả tương đồng từ các chỉ báo kĩ thuật về một sự biến động giá trong tương lai.   

Phòng tránh các Tín hiệu giá sai 

Loại bỏ độ nhiễu khỏi biểu đồ giá chứng khoán sẽ giúp các nhà giao dịch xác định tốt hơn các yếu tố thực sự đang điều khiển một xu hướng, và tránh các trường hợp tín hiệu giá sai phát sinh. 

Một cách mà các nhà giao dịch thường sử dụng là lấy giá trị trung bình các nến trên biểu đồ nến. Chỉ sử dụng các mức trung bình sẽ loại bỏ các dao động trong ngày và các thay đổi theo xu hướng trong ngắn hạn, tạo ra một hình ảnh rõ ràng hơn về xu hướng giá chung.

Các phương pháp biểu đồ hóa khác chỉ hiển thị các động thái thay đổi xu hướng thực tế, và bỏ qua tất cả các dữ liệu giá khác cũng có thể được sử dụng. 

Ví dụ như biểu đồ giá Renko, chỉ tính đến sự thay đổi giá nhưng không xem xét đến thời gian hay khối lượng giao dịch. Biểu đồ giá này loại bỏ tất cả độ nhiễu trong tập dự liệu giá.

Một phương pháp biểu đồ khử độ nhiễu tốt khác là biểu đồ giá Heikin-Ashi, phương pháp này biến các biểu đồ nến đơn giản thành các biểu đồ dễ dang xác nhận các xu hướng và biến động giá cả. 

Vì vẫn xem xét thời gian, các chỉ báo kĩ thuật khác như chỉ báo chuyển động định hướng (DMI) và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) vẫn có thể được áp dụng cho biểu đồ Heikin-Ashi. 

Bằng cách sử dụng nhiều chỉ báo và biểu đồ để loại bỏ độ nhiễu, các nhà giao dịch sẽ có thể phát hiện ra các tín hiệu giá sai hiệu quả hơn. 

Khi một nhà giao dịch áp dụng nhiều chỉ báo cho cùng một biểu đồ giá tiêu chuẩn, và chỉ nhận một tín hiệu từ một chỉ báo trong khi các chỉ báo khác không đưa ra tín hiệu, nhà giao dịch có thể xác nhận đó là một tín hiệu giá sai và tìm cách khử độ nhiễu.  

(Theo Investopedia)

 

 

Thuật ngữ khác