Tiếp thị điểm đến du lịch là gì?
Mục Lục
Tiếp thị điểm đến du lịch
Tiếp thị điểm đến du lịch trong tiếng Anh gọi là: Marketing tourism destinations.
Tiếp thị là quá trình trong đó các cá nhân và các nhóm cung cấp, trao đổi và có được sản phẩm – ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ – có khả năng đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng với địa bàn và giá hấp dẫn.
Tiếp thị là một chiến lược. Nó là một chiến lược tổng thể gồm lập kế hoạch, lập chương trình, xem xét, tính toán, nghiên cứu, thử nghiệm, và thực hành.
Tiếp thị điểm đến du lịch đề cập đến quá trình quản lí thông qua đó:
Tổ chức du lịch quốc gia và/hoặc các doanh nghiệp du lịch xác định khách du lịch, thực tế và tiềm năng, được lựa chọn của họ, giao tiếp với họ để biết chắc và tác động đến những mong muốn, nhu cầu, động cơ, và sở thích và không thích của họ, ở cấp địa phương/nông thôn, khu vực, quốc gia và quốc tế.
Để hình thành và thay đổi các sản phẩm du lịch cho phù hợp nhằm đạt được sự hài lòng tối đa của khách du lịch, vì vậy đạt được các mục đích đề ra của họ.
Tiếp thị điểm đến du lịch là quá trình quản trị kinh doanh điểm đến nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh. (Theo Tạp chí Du lịch của Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Giải thích một số thuật ngữ liên quan
- Điểm đến là các địa điểm thu hút khách đến từ lục địa đến quốc gia, bang, tỉnh, thành phố và thôn bản đến những khu nghỉ dưỡng được xây dựng để lưu lại tạm thời.
Ở cấp cơ sở, điểm đến chủ yếu là các cộng đồng trên cơ sở ranh giới hành chính của địa phương. Khách du lịch đi đến các điểm đến. Điểm đến là những địa điểm có ranh giới thực tế hoặc được hiểu, như ranh giới tự nhiên của một hòn đảo, ranh giới chính trị hay thậm chí là ranh giới thị trường được tạo ra.
- Một điểm đến du lịch địa phương là một không gian tự nhiên trong đó khách đến ở lại ít nhất một đêm. Nó gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ và các điểm tham quan du lịch và tài nguyên du lịch trong thời gian đi về một ngày.
Nó có ranh giới tự nhiên và hành chính xác định sự quản lí và những hình ảnh và nhận thức xác định sự cạnh tranh của nó trên thị trường. Các điểm đến địa phương/nông thôn bao gồm một số bên liên quan, thường là một cộng đồng chủ nhà và có thể kết hợp với nhau và kết mạng thành những điểm đến lớn hơn (UNWTO).
(Tài liệu tham khảo: Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch, Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, bản dịch tiếng Việt thuộc về Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội)