Tỉ số thẩm định (Appraisal Ratio) là gì? Công thức tính tỉ số thẩm định
Mục Lục
Tỉ số thẩm định (Appraisal Ratio)
Tỉ số thẩm định trong tiếng Anh là Appraisal Ratio.
Tỉ số thẩm định là tỉ lệ được sử dụng để đo lường khả năng lựa chọn đầu tư của nhà quản lí quĩ ở hạng cao hay thấp hơn. Nó so sánh số alpha của quĩ với rủi ro phi hệ thống hoặc độ lệch chuẩn thặng dư (residual standard deviation) của danh mục đầu tư.
Alpha của quĩ là số tiền lãi dôi ra mà người quản lí đã kiếm được so với tiêu chuẩn của quĩ. Đó là một phần lợi nhuận mà người quản lí danh mục đầu tư chịu trách nhiệm quản lí hoạt động. Tỉ lệ cho biết có bao nhiêu đơn vị lợi nhuận mà người quản lí đang tạo ra trên mỗi đơn vị rủi ro.
Công thức tính tỉ số thẩm định
Trong đó:
Alpha: tỉ suất lợi nhuận của các cổ phiếu đã lựa chọn
R: là rủi ro phi hệ thống của các cổ phiếu đã lựa chọn
Tỉ số thẩm định có thể được sử dụng để xác định khả năng lựa chọn đầu tư của người quản lí danh mục. Bằng cách chọn một rổ đầu tư, các nhà quản lí của một quĩ đầu tư tích cực sẽ cố gắng đạt được lợi nhuận tương ứng với tiêu chuẩn đã cho hoặc thị trường tổng thể.
Tỉ số thẩm định đo lường hiệu suất hoạt động của các nhà quản lí bằng cách so sánh lợi nhuận của cổ phiếu của họ với rủi ro cụ thể của các lựa chọn đó. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu suất hoạt động của người quản lí này càng tốt.
Ví dụ về tỉ số thẩm định
Giả sử một quĩ tương hỗ XYZ có alpha là 0,06 và rủi ro phi hệ thống là 0,6. Sử dụng công thức trên, ta có tỉ số thẩm định của quĩ tương hỗ XYZ là 0,06 / 0,6 = 0,01.
Hạn chế của tỉ số thẩm định
Tỉ số thẩm định đo lường lợi tức của quĩ trên mỗi đơn vị rủi ro. Tuy nhiên, vấn đề về lợi nhuận là alpha - phần lợi nhuận này có được thường được cho là do kĩ năng lựa chọn cổ phiếu và quản lí quĩ của nhà đầu tư.
Do đó, tỉ số thẩm định là thước đo mức độ hoàn vốn của người quản lí quĩ mang lại cho một quĩ trên mỗi đơn vị rủi ro. Về vấn đề rủi ro phi hệ thống - phần rủi ro này liên quan đến rủi ro của các khoản đầu tư hơn là rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường chứng khoán nói chung.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com, investinganswers.com)