Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro (Risk-Free Rate Of Return) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro
Khái niệm
Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro trong tiếng Anh là Risk-Free Rate Of Return.
Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro là tỉ lệ hoàn vốn lí thuyết của khoản đầu tư với giả định rủi ro bằng không. Còn được gọi là lãi suất phi rủi ro, tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro thể hiện mức lãi mà nhà đầu tư mong đợi từ khoản đầu tư hoàn toàn không có rủi ro trong một khoảng thời gian xác định.
Đặc điểm Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro
Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro thực tế có thể được tính bằng cách trừ tỉ lệ lạm phát hiện tại khỏi lợi suất của trái phiếu kho bạc có thời gian đáo hạn phù hợp với thời hạn đầu tư của nhà đầu tư.
Về lí thuyết, tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro là lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư mong đợi cho mọi khoản đầu tư vì người này sẽ không chấp nhận rủi ro bổ sung trừ khi tỉ lệ hoàn vốn tiềm năng lớn hơn lãi suất phi rủi ro.
Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất phi rủi ro không tồn tại bởi vì ngay cả những khoản đầu tư an toàn nhất cũng mang một rủi ro rất nhỏ. Do đó, lợi suất tín phiếu Kho bạc 3 tháng thường được sử dụng làm lãi suất phi rủi ro cho các nhà đầu tư tại Mỹ.
Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro và Rủi ro tiền tệ
Lợi suất trái phiếu kho bạc thời hạn 3 tháng là một đại diện tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro hữu ích vì thị trường tin rằng việc chính phủ vỡ nợ với các nghĩa vụ nợ của mình là hầu như bằng không.
Thị trường loại chứng khoán nợ này có qui mô rộng lớn với tính thanh khoản cao, góp phần tạo nên tâm lí an tâm với tín phiếu kho bạc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài có tài sản không được niêm yết bằng đồng tiền nội tệ sẽ gặp phải rủi ro tỉ giá.
Ví dụ một nhà đầu tư có tài sản không được niêm yết bởi đồng USD sẽ gặp rủi ro tiền tệ khi đầu tư vào tín phiếu Kho bạc Mỹ. Rủi ro này có thể được phòng ngừa thông qua các hợp đồng kì hạn tiền tệ và các quyền chọn nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận của họ.
Các tín phiếu kho bạc nhà nước được đánh giá cao khác ngoài Mỹ, còn có Đức và Thụy Sĩ, cung cấp một chỉ số lãi suất phi rủi ro cho các nhà đầu tư có tài sản niêm yết bằng đồng euro hoặc franc Thụy Sĩ.
Các nhà đầu tư ở các quốc gia nằm trong khu vực đồng euro, như Bồ Đào Nha và Hy Lạp, cũng có thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ Đức mà không gặp rủi ro tiền tệ. Ngược lại, các nhà đầu tư có tài sản bằng đồng rúp Nga sẽ không thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ Đức mà không phải chịu rủi ro tiền tệ.
Tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro và Lãi suất âm
Khi lãi suất ở mức âm, về cơ bản sẽ đẩy tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro lên đỉnh điểm, do đó các nhà đầu tư sẵn sàng trả tiền để mua các tài sản mà họ cho là an toàn, điển hình nhất chính là các chứng khoán nợ nhà nước.
Làn sóng dịch chuyển đầu tư theo chất lượng tránh xa các công cụ nợ có lợi suất cao trước cuộc khủng hoảng nợ kéo dài ở châu Âu đã đẩy lãi suất tại ở các quốc gia được coi là an toàn nhất, như Đức và Thụy Sĩ, xuống mức âm.
Tại Mỹ, cuộc chiến giữa các đảng phái đối đầu tại Quốc hội về việc tăng trần nợ đã hạn chế mạnh mẽ việc phát hành trái phiếu kho bạc, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung trái phiếu, khiến cho giá cả hàng hóa giảm mạnh. Cuối cùng, dù mức lợi suất thấp nhất được phép ghi nhận bởi trái phiếu là 0%, tín phiếu kho bạc Mỹ đôi khi giao dịch với mức lợi suất âm trên thị trường thứ cấp.
Và tại Nhật Bản, tình trạng giảm phát kéo dài đã khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản theo đuổi chính sách lãi suất cực thấp, đôi khi xuống mức âm để kích thích nền kinh tế.
(Theo Investopedia)