Tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu (Price-to-Research Ratio) là gì? Công thức tính và hạn chế
Mục Lục
Tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu
Đặc điểm của Tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu
Chuyên gia tài chính Kenneth Fisher đã phát triển công thức tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu để đo lường và so sánh chi phí R&D giữa các công ty với nhau.
Fisher cho rằng, nên mua lại các công ty có PRR từ 5 đến 10 và tránh các công ty có PRR lớn hơn 15.
Bằng cách tìm kiếm PRR thấp, các nhà đầu tư có thể phát hiện ra các công ty đang chuyển hướng lợi nhuận hiện tại vào R&D, nhờ đó đảm bảo lợi nhuận dài hạn trong tương lai.
Tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu so sánh số tiền mà một công ty dành cho nghiên cứu và phát triển trong mối quan hệ với vốn hóa thị trường của nó.
Tỉ lệ PRR này rất quan trọng đối với các ngành kinh doanh dựa vào nghiên cứu như các công ty dược phẩm, công ty phần mềm, công ty phần cứng và các công ty sản xuất hàng tiêu dùng.
Trong các ngành nghiên cứu chuyên sâu, đầu tư vào đổi mới khoa học và kĩ thuật rất quan trọng để có được thành công và tăng trưởng dài hạn. Đồng thời tỉ lệ này cũng là một chỉ số quan trọng về khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty trong tương lai.
Nếu so sánh với nhau trong cùng một ngành, tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu thấp hơn có thể được coi là hấp dẫn, vì nó hàm ý rằng công ty đang đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển, và có nhiều khả năng thành công trong việc tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu nếu cao thì có thể hiểu rằng công ty đang không đầu tư đủ vào thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, công ty có tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu thấp hơn có thể là do vốn hóa thị trường thấp hơn chứ không phải đang đầu tư nhiều hơn vào R&D.
Tương tự, tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu không đảm bảo đổi mới sản phẩm sẽ thành công trong tương lai, cũng như không đảm bảo chi phí R&D sẽ tạo ra lợi nhuận.
Điều quan trọng là làm thế nào để công ty đầu tư hiệu quả vào chi phí R&D. Ngoài ra, mức chi phí R&D sẽ khác nhau giữa các ngành và phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của công ty.
Giống như các phân tích chỉ số khác, tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu cũng nên được xem như là một phần của khối dữ liệu được sử dụng để đưa ra ý kiến đầu tư.
Hạn chế của Tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu
Trong khi cả hai mô hình tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu và mô hình Murphy đều giúp các nhà đầu tư xác định các công ty cam kết đầu tư vào chi phí R&D, nhưng cả hai không cho biết liệu chi phí R&D có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không.
Nói cách khác, tỉ lệ giá trên chi phí nghiên cứu không đo lường cách quản lí phân bổ vốn hiệu quả.
Chẳng hạn, quảng cáo về chi phí R&D lớn cho các nhà đầu tư thì không đảm bảo việc ra mắt sản phẩm mới hoặc triển khai thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận trong các quí sau.
Khi đánh giá R&D, các nhà đầu tư nên xác định không chỉ đầu tư bao nhiêu mà còn phải đánh giá chi phí đầu tư R&D sẽ hoạt động tốt như thế nào cho công ty.
Các công ty thường trích dẫn đầu ra bằng sáng chế như một thước đo hữu hình thành công của R&D. Lập luận của họ cho rằng các bằng sáng chế được nộp càng nhiều, bộ phận R&D càng làm việc hiệu quả.
Nhưng trên thực tế, tỉ lệ bằng sáng chế trên mỗi đô la R&D có xu hướng đại diện cho hoạt động của luật sư và người quản trị của công ty nhiều hơn các kĩ sư và nhà phát triển sản phẩm.
Bên cạnh đó, không có gì đảm bảo rằng một bằng sáng chế không thể mua bán được trên thị trường.
(Theo Investopedia)