1. Tài chính doanh nghiệp

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản (Asset Coverage Ratio) là gì? Công thức tính

Mục Lục

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản trong tiếng Anh là Asset Coverage Ratio.

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản là một thước đo tài chính đo lường khả năng của công ty có thể trả nợ bằng cách bán hoặc thanh lí tài sản của mình.

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản rất quan trọng vì nó giúp người cho vay, nhà đầu tư và nhà phân tích đo lường khả năng thanh toán tài chính của một công ty. 

Các ngân hàng và chủ nợ thường quan tâm đến tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản tối thiểu trước khi cho vay tiền.

Đặc điểm của tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản giúp các chủ nợ và nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào một công ty. 

Khi tính được tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản, tỉ lệ này có thể được so sánh với những tỉ lệ của công ty trong cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực.

Lưu ý là t lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản sẽ ít tin cậy hơn khi so sánh nó giữa các công ty thuộc các ngành khác nhau.

Cách tính toán Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản được tính theo công thức sau:

Trong công thức này:

- Tài sản: tổng tài sản

- Tài sản vô hình: những tài sản không có hình thái vật chất: bằng sáng chế,...  

- Nợ ngắn hạn: nợ phải trả trong vòng một năm

- Tín dụng ngắn hạn: khoản nợ cũng đáo hạn trong vòng một năm.

- Tổng nợ: bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn.

Tất cả các mục này được thể hiện trong báo cáo thường niên.

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản được sử dụng như thế nào?

Các công ty phát hành cổ phiếu hoặc vốn chủ sở hữu để huy động vốn sẽ không có nghĩa vụ tài chính phải trả lại các khoản tiền đó cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, các công ty phát hành nợ thông qua chào bán trái phiếu, hoặc vay vốn từ ngân hàng hoặc các công ty tài chính khác có nghĩa vụ thanh toán kịp thời và phải trả lại số tiền gốc đã vay.

Do đó, các ngân hàng và nhà đầu tư đang nắm giữ nợ của công ty muốn biết thu nhập hoặc lợi nhuận của công ty có đủ để chi trả cho các nghĩa vụ nợ trong tương lai hay không, và điều gì sẽ xảy ra nếu thu nhập của công ty giảm đi.

Nói cách khác, tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản là tỉ lệ khả năng thanh toán. Nó đo lường khả năng một công ty có thể thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình.

Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản càng cao, công ty càng có thể trả được nợ. Do đó, một công ty có t lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản cao được coi là ít rủi ro hơn một công ty có t lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản thấp.

 (Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác