1. Kinh tế học

Tỉ lệ công suất hiệu dụng (Capacity Utilization Rate) là gì? Đặc điểm và Công thức tính

Mục Lục

Tỉ lệ công suất hiệu dụng

Tỉ lệ công suất hiệu dụng doanh nghiệp 

Tỉ lệ công suất hiệu dụng rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động hiện tại của công ty, giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc chi phí trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Tỉ lệ công suất hiệu dụng có thể được sử dụng để xác định mức tăng trong chi phí đơn vị. 

Ví dụ, Công ty XYZ hiện đang sản xuất 10.000 vật dụng với chi phí 0,5 USD mỗi đơn vị. Nếu xác định rằng nó có thể sản xuất tới 15.000 vật dụng mà không có chi phí tăng trên 0,5 USD mỗi đơn vị, công ty được cho là đang hoạt động với tỉ lệ công suất hiệu dụng là 67% (= 10.000 / 15.000).  

Tỉ lệ công suất hiệu dụng lịch sử 

Công suất hiệu dụng có xu hướng dao động theo chu kì kinh doanh, với các công ty điều chỉnh sản lượng sản xuất để đáp ứng các thay đổi trong nhu cầu.

Nhu cầu tiêu dùng thường giảm mạnh trong thời kì suy thoái, lúc thất nghiệp tăng, tiền lương giảm, niềm tin của người tiêu dùng và đầu tư kinh doanh giảm xuống. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thu thập và công bố dữ liệu về tỉ lệ công suất hiệu dụng trong nền kinh tế Mỹ kể từ những năm 1960. Mức công suất hiệu dụng ở Mỹ cao nhất mọi thời đại đạt gần 90% vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. 

Mức công suất hiệu dụng thấp nhất xảy ra vào năm 1982 và 2009, khi mức công suất hiệu dụng giảm xuống còn 70,9% và 66,7%.   

Ảnh hưởng của Tỉ lệ công suất hiệu dụng thấp 

Tỉ lệ công suất hiệu dụng thấp là mối quan tâm đối với các nhà hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ, họ sẽ sử dụng một trong hai chính sách này để kích thích nền kinh tế. 

Trong năm 2015 và 2016, một số nền kinh tế châu Âu, như Pháp và Tây Ban Nha, đã phải vật lộn với những tác động của công suất hiệu dụng thấp. 

Mặc dù các quốc gia này kích thích chi tiêu bằng cách hạ lãi suất thấp xuống, lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu và mối đe dọa giảm phát vẫn tồn tại.  

Công suất hiệu dụng thấp và tỉ lệ thất nghiệp cao đã tạo ra sự trì trệ trầm trọng trong các nền kinh tế, đến mức giá cả chậm phản ứng lại với các nỗ lực kích thích của chính phủ.    

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác