Thuyết lựa chọn duy lí (Rational Choice Theory) và các tranh luận xung quanh
Mục Lục
Thuyết lựa chọn duy lí
Thuyết lựa chọn duy lí trong tiếng Anh là Rational Choice Theory.
Thuyết lựa chọn duy lí chỉ ra rằng các cá nhân dựa trên các cân nhắc lí trí để đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ. Những quyết định này cung cấp cho mọi người lợi ích hoặc sự hài lòng lớn nhất dựa trên các lựa chọn có sẵn - và cũng vì lợi ích cá nhân cao nhất cho họ.
Hầu hết các giả định và lí thuyết học thuật chính thống đều dựa trên thuyết lựa chọn duy lí.
Bản chất của thuyết lựa chọn duy lí
Thuyết lựa chọn duy lí giả định rằng tất cả mọi người cố gắng chủ động tối đa hóa lợi thế của họ trong mọi tình huống và do đó luôn cố gắng giảm thiểu tổn thất. Nói cách khác, đây là khái niệm cho rằng vì các tính toán hợp lí quyết định hành vi của con người, lí trí sẽ là động lực khi đưa ra lựa chọn để kết quả đạt được là tối đa hóa sự thoả mãn hoặc lợi nhuận của mỗi cá nhân.
Thuyết lựa chọn duy lí cũng cho rằng tất cả các hiện tượng xã hội phức tạp đều được điều khiển bởi các hành động của con người. Do đó một nhà kinh tế có thể hiểu rõ hơn về hành vi của toàn xã hội bằng cách nghiên cứu các quyết định hợp lí của cá nhân.
Một quan niệm sai lầm phổ biến là qui kết tính ích kỉ cho lí thuyết này. Mặc dù ý tưởng cho rằng mỗi người chỉ hành động vì lợi ích cá nhân của mình giống với cái tôi ích kỉ, tính duy lí cũng có thể mang đến lòng vị tha. Một cá nhân có thể chọn làm từ thiện vì điều đó có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Tranh luận chống lại thuyết lựa chọn duy lí
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học không tin vào thuyết lựa chọn duy lí. Họ chỉ ra rằng các cá nhân không phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định tối đa hóa lợi ích hợp lí. Ví dụ, nghiên cứu kinh tế học hành vi dựa trên ý tưởng rằng các cá nhân thường đưa ra quyết định phi lí trí và tìm hiểu lí do tại sao họ làm như vậy.
Herbert Simon - người đoạt giải Nobel đã đề xuất lí thuyết tính duy lí bị ràng buộc, nói rằng mọi người không phải lúc nào cũng có thể có được mọi thông tin cần thiết để đưa ra quyết định tốt nhất có thể.
Ý tưởng của nhà kinh tế học Richard Richard cho thấy cách mọi người hành xử phi lí trí bằng cách coi một số đồng đôla có giá hơn các đồng đôla khác dù chúng có giá trị bằng nhau. Họ có thể lái xe đến một cửa hàng để tiết kiệm 10 USD khi mua một món hàng có giá 20 USD, nhưng sẽ không lái xe đến cửa hàng khác để tiết kiệm 10 USD khi mua một vật có giá 1.000 USD.
(Theo investopedia.com)