Thỏa thuận tổng thể ISDA (ISDA Master Agreement) là gì?
Mục Lục
Thỏa thuận tổng thể ISDA (ISDA Master Agreement)
Thỏa thuận tổng thể ISDA trong tiếng Anh là ISDA Master Agreement.
Thỏa thuận tổng thể ISDA là một tài liệu tiêu chuẩn thường được sử dụng để điều chỉnh các giao dịch phái sinh phi tập trung. Thỏa thuận này được công bố bởi Hiệp hội quốc tế về hoán đổi và phái sinh (ISDA), đưa ra các điều khoản được áp dụng cho giao dịch phái sinh giữa hai bên, điển hình là đại lí phái sinh và đối tác.
Bản thân thỏa thuận tổng thể là một tiêu chuẩn, nhưng nó được đi kèm với những kế hoạch điều chỉnh và đôi khi là một phụ lục hỗ trợ tín dụng, cả hai thứ này đều có trong giao dịch cụ thể.
Thỏa thuận tổng thể ISDA hoạt động như thế nào
Các công cụ phái sinh phi tập trung (OTC) được giao dịch giữa hai bên và không thông qua trao đổi hoặc trung gian. Quy mô của thị trường OTC có nghĩa là các nhà quản lí rủi ro phải giám sát cẩn thận các nhà giao dịch và đảm bảo các giao dịch theo quy định được quản lí đúng cách.
Sự tăng trưởng của thị trường hoán đổi lãi suất và ngoại hối, cùng chiếm hàng nghìn tỉ đô la trong giao dịch hàng ngày, điều này đã thúc đẩy việc tạo ra Thỏa thuận tổng thể ISDA năm 1985. Bản thỏa thuận này đã được cập nhật và sửa đổi vào năm 1992 và một lần nữa vào năm 2002, cả hai tài liệu hiện đều đang được sử dụng.
Thỏa thuận được sử dụng rộng rãi bởi các ngân hàng và tập đoàn trên toàn thế giới. Thỏa thuận tổng thể ISDA cũng giúp giao dịch gần gũi và dễ dàng hơn, vì nó thu hẹp khoảng cách giữa các tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng trong các khu vực pháp lí khác nhau.
Hầu hết các ngân hàng đa quốc gia đều có ISDA thay thế cho nhau và những ngân hàng này thường bao gồm tất cả các chi nhánh có giao dịch ngoại hối, lãi suất hoặc giao dịch quyền chọn. Các ngân hàng yêu cầu các đối tác của công ty kí một ISDA để tham gia vào các giao dịch hoán đổi, và một số cũng yêu cầu họ cho các giao dịch ngoại hối.
Mặc dù thỏa thuận tổng thể là tiêu chuẩn, một số điều khoản và điều kiện của nó được sửa đổi và xác định trong lịch trình đi kèm, nhưng nó được đàm phán để đáp ứng các yêu cầu của giao dịch phòng ngừa rủi ro cụ thể hoặc mối quan hệ giao dịch đang diễn ra.
Phụ lục hỗ trợ tín dụng (CSA) đôi khi cũng đi kèm với thỏa thuận tổng thế. CSA cho phép hai bên liên quan giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng cách quy định các điều khoản và điều kiện theo đó hai bên được yêu cầu gửi tài sản thế chấp cho nhau.
Khi hai bên tham gia vào một giao dịch, mỗi bên sẽ nhận được một xác nhận đưa ra các chi tiết và tham chiếu ISDA đã kí, các điều khoản sau đó bao gồm giao dịch.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)