Thiếu vốn (Undercapitalization) là gì? Nguyên nhân thiếu vốn
Mục Lục
Thiếu vốn
Thiếu vốn trong tiếng Anh là Undercapitalization.
Thiếu vốn là khi một công ty không có đủ vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh bình thường và trả cho các chủ nợ. Điều này có thể xảy ra khi công ty không tạo ra đủ dòng tiền hoặc không thể truy cập đến các nguồn tài chính như nợ hoặc vốn chủ sở hữu.
Các công ty thiếu vốn cũng có xu hướng chọn các nguồn vốn chi phí cao, chẳng hạn như tín dụng ngắn hạn. Các nhà đầu tư muốn tiến hành thận trọng nếu một công ty bị thiếu vốn vì cơ hội phá sản tăng lên khi một công ty mất khả năng trả các khoản nợ.
Đặc điểm của thiếu vốn
Thiếu vốn là một đặc điểm thường thấy nhất ở các công ty trẻ, những người chưa lường trước được đầy đủ các chi phí ban đầu liên quan đến việc hoạt động một doanh nghiệp. Việc bị thiếu vốn có thể dẫn đến sự trì trệ tăng trưởng vì công ty có thể không có các nguồn lực cần thiết để mở rộng. Từ đó dẫn đến sự thất bại cuối cùng của công ty. Thiếu vốn cũng có thể xảy ra ở các công ty lớn có số nợ đáng kể và đang có tình hình hoạt động kém.
Nếu thiếu vốn được phát hiện đủ sớm và nếu một công ty có đủ dòng tiền, công ty có thể bổ sung ngân quĩ của mình bằng cách bán cổ phiếu, phát hành nợ hoặc có được một thỏa thuận tín dụng quay vòng dài hạn với người cho vay. Tuy nhiên, nếu một công ty không thể tạo ra dòng tiền dương hoặc truy cập vào bất kì hình thức tài chính nào, công ty đó có khả năng bị phá sản.
Nguyên nhân thiếu vốn
Thiếu vốn có thể có một số nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Điều kiện kinh tế vĩ mô kém có thể dẫn đến khó khăn trong việc gây quĩ vào những thời điểm quan trọng
- Không đạt được hạn mức tín dụng
- Tăng trưởng tài trợ bằng vốn ngắn hạn thay vì vốn cố định
- Quản lí rủi ro kém, chẳng hạn như không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm thấp trước các rủi ro kinh doanh có thể dự đoán được
Ví dụ về thiếu vốn trong doanh nghiệp nhỏ
Khi bắt đầu kinh doanh, các doanh nhân nên tiến hành đánh giá nhu cầu tài chính và chi phí của họ. Chi phí chung cho một doanh nghiệp mới bao gồm tiền thuê nhà và các tiện ích, tiền lương hoặc tiền công, thiết bị và đồ đạc, giấy phép, hàng tồn kho, quảng cáo và bảo hiểm,... Vì chi phí khởi nghiệp có thể là một trở ngại đáng kể, nên việc thiếu vốn là một vấn đề phổ biến đối với các công ty trẻ.
Bởi vì điều này, các doanh nghiệp nhỏ nên tạo ra một dự báo dòng tiền hàng tháng cho năm đầu tiên hoạt động và cân bằng nó với chi phí dự kiến. Vốn chủ hữu từ chủ doanh nghiệp đóng góp và tiền họ có thể huy động từ các nhà đầu tư bên ngoài có thể giúp doanh nghiệp có đủ vốn.
(Theo Investopedia)