Thế chấp zero-coupon (Zero-coupon mortgage) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Thế chấp zero-coupon
Thế chấp zero-coupon tiếng Anh là Zero-coupon mortgage.
Thế chấp zero-coupon là một thế chấp thương mại dài hạn, trong đó tất cả các khoản thanh toán gốc và lãi chỉ phải thanh toán khi đến ngày đáo hạn.
Cấu trúc của khoản vay có đặc điểm dồn tích, có nghĩa là tiền lãi đến hạn được gộp vào cùng số tiền còn nợ. Khi đáo hạn, người vay có thể lựa chọn trả hết nợ hoặc vay một khoản vay khác với lãi suất hiện tại.
Thế chấp zero-coupon chỉ được sử dụng phổ biến tại Mỹ.
Đặc điểm của Thế chấp zero-coupon
Các dự án thương mại sử dụng các khoản thế chấp zero-coupon, bởi vì dòng tiền để phục vụ khoản nợ có thể không có sẵn cho đến khi dự án gần hoàn thành. Ví dụ như sân vận động thể thao, nơi sẽ không có doanh thu cho đến khi hoàn thành xây dựng và có thể tổ chức các sự kiện.
Vì tổng tiền lãi cộng với tiền nợ gốc chỉ được nhận bởi người cho vay khi khoản vay đáo hạn, do đó rủi ro tín dụng cao hơn đáng kể so với khoản vay thông thường. Người cho vay thường cung cấp hình thức tài trợ này cho những người vay thương mại có hồ sơ tín dụng sạch. Người vay có thể trả tiền cho một dự án thương mại với dòng tiền nhỏ hơn, với kì vọng rằng giá trị tiềm năng của tài sản trong vòng đời của khoản vay đủ để trả hết khoản vay.
Tại Mỹ, nhiều nhà đầu tư ưa thích thế chấp zero-coupon và trái phiếu. Một lí do là vì chúng tương đối phổ biến trong thị trường bất động sản. Ngoài ra còn một lí do nữa là do chúng được bán với mức giá chiết khấu so với mệnh giá của chúng.
Nhà đầu tư sẽ không nhận được khoản thanh toán lãi định kì. Tuy nhiên, người vay sẽ cộng số tiền lãi vào số tiền gốc. Tổng số tiền này được trả lại cho chủ nợ khi đáo hạn. Tiền lãi sẽ được cộng dồn nửa năm một lần và khi giá trị nợ gốc tăng lên, nó sẽ tạo thành các khoản thanh toán lãi cao hơn, và được cộng trở lại tổng số tiền gốc.
Mỗi cá nhân hàng năm đều phải đóng thuế thu nhập, mặc dù nhà đầu tư không nhận lãi thu nhập thường xuyên. Tuy nhiên, nếu như thoả thuận đầu tư không có điều khoản trả cho nhà đầu tư một khoản lãi cụ thể, thì nhà đầu tư sẽ không có thu nhập chịu thuế cho năm hiện tại. Một loại hình đầu tư tương tự khác cũng được áp dụng chủ yếu cho Tài khoản hưu trí cá nhân và các tổ chức nằm trong diện không đánh thuế thu nhập trong năm hiện tại.
Thế chấp zero-coupon và trái phiếu zero-coupon không trả lãi nhưng được giao dịch với mức chiết khấu sâu, mang lại lợi nhuận khi đáo hạn thông qua việc mua lại trái phiếu ở mức giá bằng toàn bộ mệnh giá của nó. Do đó, giá của hai loại tài sản này có xu hướng biến động nhiều hơn so với giá của trái phiếu.
(Theo Investopedia)