Thặng dư ngân sách (Budget Surplus) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Mục Lục
Thặng dư ngân sách
Thặng dư ngân sách, tiếng Anh gọi là budget surplus.
Thặng dư ngân sách là khi doanh thu hay số tiền nhận về cao hơn chi phí hay số tiền bỏ ra. Khái niệm thặng dư ngân sách thường được dùng để chỉ tình trạng tài chính của một chính quyền. Đối với cá nhân, khái niệm tiền tiết kiệm sẽ được sử dụng thay cho thặng dư ngân sách.
Khoản thặng dư này là dấu hiệu cho thấy chính quyền đang được quản lí một cách hiệu quả.
Hiểu rõ về thặng dư ngân sách
Thặng dư ngân sách có thể dùng để mua sắm, trả nợ hoặc để dành cho tương lai. Ví dụ, chính quyền địa phương có thể sử dụng thặng dư ngân sách để phục hồi một công viên đã cũ.
Khi chi phí cao hơn doanh thu thì sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách, lúc đó các hoạt động sẽ phải dựa vào vốn vay và trả lãi. Cũng tương tự như việc một người sử dụng hết số tiền kiếm được và lạm dụng vào số dư trên thẻ tín dụng.
Cân bằng ngân sách sẽ xảy ra khi chi phí bằng với doanh thu.
Trong quá khứ, chính quyền của Clinton đã xóa được một khoản thâm hụt ngân sách lớn và đem về thặng dư ngân sách. Thặng dư ngân sách là giá trị dương khi doanh thu của chính quyền cao hơn chi phí bỏ ra trong một giai đoạn, thường là một năm tài khóa.
Đặc điểm của thặng dư ngân sách
Những sự thay đổi trong nền kinh tế và sự chi tiêu sẽ tạo ra thặng dư. Thặng dư ngân sách cho thấy một nền kinh tế khỏe mạnh. Tuy nhiên, chính quyền không nhất thiết phải luôn duy trì thặng dư ngân sách. Và việc không có thặng dư ngân sách cũng không đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang hoạt động không hiệu quả.
Thặng dư ngân sách nghĩa là chính quyền đang có tiền dư. Và số tiền dư này có thể sử dụng để trả nợ giúp giảm khoản lãi suất phải trả và ổn định nền kinh tế trong tương lai.
Ngoài ra, thặng dư ngân sách còn giúp giảm nợ chính phủ, tài trợ cho quân đội, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng hay giữ lại để sử dụng trong tương lai khi thâm hụt ngân sách xảy ra.
Thặng dư ngân sách có thể là kết quả của việc giảm chi phí hay chi tiêu. Tăng thuế cũng giúp tăng thặng dư ngân sách. Thặng dư ngân sách làm giảm cầu tiêu dùng, giá hàng tiêu dùng và làm chậm lại nền kinh tế.
(Theo Investopedia)