Thâm hụt (Deficit) là gì? Các loại thâm hụt
Mục Lục
Thâm hụt
Thâm hụt trong tiếng Anh là Deficit.
Thâm hụt là giá trị của nguồn lực, đặc biệt là tiền, bị thiếu so với yêu cầu. Thâm hụt xảy ra khi chi phí vượt quá doanh thu, nhập khẩu vượt quá xuất khẩu, hoặc nợ vượt quá tài sản.
Thâm hụt ngược lại với thặng dư (surplus).
Nội dung
Trong thâm hụt, tổng số tiền âm lớn hơn tổng số tiền dương. Nói cách khác, dòng tiền ra vượt quá dòng tiền vào. Do vậy thâm hụt sẽ làm tăng thêm nợ. Thâm hụt có thể xảy ra khi một chính phủ, công ty hoặc cá nhân chi tiêu nhiều hơn số tiền nhận được trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Các ý kiến ủng hộ thâm hụt ngân sách
Nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes đã đưa ra rằng thâm hụt tài khóa để kích thích các nền kinh tế bằng cách cho phép các chính phủ mua hàng hóa, dịch vụ là hữu ích để giúp các nước thoát khỏi suy thoái.
Những người ủng hộ thâm hụt thương mại nói rằng chúng là kết quả trực tiếp của cạnh tranh toàn cầu: chúng tồn tại bởi vì người tiêu dùng đang chọn mua hàng hóa nước ngoài là một điều tốt, bất kể lí do là gì.
Những ý kiến phản đối thâm hụt ngân sách
Nhiều ý kiến cho rằng các chính phủ không nên phát sinh thâm hụt tài khóa thường xuyên vì chi phí để trả nợ khiến chính phủ làm hạn chế việc chi tiền cho những thứ hữu ích hơn.
Những người phản đối thâm hụt tin rằng thâm hụt thương mại cung cấp việc làm cho nước ngoài thay vì tạo ra ở nội địa. Do đó, nó làm tổn thương nền kinh tế trong nước.
Các loại thâm hụt
Hai loại thâm hụt chính mà một quốc gia có thể có là thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.
Các thuật ngữ khác liên quan đến thâm hụt
Thâm hụt tài khoản vãng lai (Current account deficit) xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn xuất khẩu.
Thâm hụt chu kì (Cyclical deficit) xảy ra khi một nền kinh tế không toàn dụng nguồn lực vì chu kỳ kinh doanh đi xuống.
Tài trợ thâm hụt (Deficit financing) đề cập đến các phương pháp được chính phủ sử dụng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của mình, các lựa chọn chính là phát hành trái phiếu hoặc in tiền.
Bội chi (Deficit spending) là khi một chính phủ chi nhiều hơn doanh thu mà họ thu được trong giai đoạn tài chính, làm xấu đi số dư nợ của chính phủ.
Thâm hụt tài khóa (Fiscal deficit) xảy ra khi tổng chi tiêu của chính phủ vượt quá doanh thu mà nó tạo ra, ngoại trừ tiền từ các khoản vay.
Thâm hụt thu nhập (Income deficit) là một thước đo được sử dụng bởi Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, là thu nhập của một gia đình rơi vào ngưỡng nghèo.
Thâm hụt chính (Primary deficit) là thâm hụt tài chính của năm hiện tại trừ đi các khoản thanh toán lãi cho các khoản vay trước đó.
Thâm hụt doanh thu (Revenue deficit) chỉ liên quan đến chính phủ; nó mô tả sự thiếu hụt của tổng doanh thu so với tổng chi phí tạo ra doanh thu đó.
Thâm hụt cơ cấu (Structural deficit) xảy ra khi một quốc gia thâm hụt ngay cả khi nền kinh tế đang hoạt động hết công suất.
Thâm hụt kép (Twin deficit) xảy ra khi một nền kinh tế có cả thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thâm hụt có chủ ý
Các doanh nghiệp có thể điều hành thâm hụt ngân sách để tối đa hóa cơ hội thu nhập trong tương lai, chẳng hạn như giữ nhân viên trong những tháng thấp điểm để đảm bảo lực lượng lao động đầy đủ trong thời gian bận rộn hơn.
Ngoài ra, một số chính phủ có thể bị thâm hụt để tài trợ cho các dự án công cộng và duy trì các chương trình cho công dân của họ.
Trong thời kì suy thoái, chính phủ có thể cố tình thâm hụt bằng cách giảm các nguồn thu nhập (chẳng hạn như thuế), trong khi duy trì hoặc thậm chí tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, để cung cấp việc làm và thu nhập. Theo lí thuyết, những biện pháp này sẽ thúc đẩy sức mua của cộng đồng, kích thích nền kinh tế phát triển.
Rủi ro của thâm hụt
Nếu thâm hụt đủ lớn, nó có thể làm giảm vốn chủ sở hữu của cá nhân hoặc cổ đông của công ty. Đối với một chính phủ, các tác động tiêu cực bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn (thâm hụt ngân sách) hoặc mất giá của đồng nội tệ (thâm hụt thương mại).
Cuộc suy thoái lớn khiến nhiều nhà kinh tế tân cổ điển suy đoán rằng ngân sách của chính phủ sẽ sụp đổ dưới sức nặng của bội chi liên tục.
(Nguồn tham khảo: Investopedia)