1. Bất động sản

Tái tạo đô thị (Urban Regeneration) là gì? Mục tiêu và phương pháp

Mục Lục

Tái tạo đô thị (Urban Regeneration)

Tái tạo đô thị trong tiếng Anh là Urban Regeneration.

Tái tạo đô thị là quan điểm và hành động toàn diện hướng tới các giải pháp về vấn đề đô thị dẫn tới sự cải thiện theo hướng bền vững về điều kiện kinh tế xã hội, không gian và môi trường của một khu vực mà đã thấy có vấn đề cần thay đổi.

Tái tạo đô thị ở các địa điểm lịch sử, các khu ngoại ô, những nơi mà sự phát triển trở lại cũng có nghĩa là thêm nhiều gia đình có cơ hội để tìm kiếm công ăn việc làm và các trung tâm thương mại cũng được khôi phục lại để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng lên.

Mục tiêu tái tạo đô thị

Lập hệ thống mục tiêu tái tạo đô thị cần phải rõ ràng để có thể thực hiện và lượng hóa được.

- Điều quan trọng chủ yếu của bất kì hoạt động tái tạo đô thị nào thì nội dung tái tạo cũng được xem như sự tiến hóa về mặt lịch sử của một khu vực và kết quả đầu ra của các chính sách trước đó đã đề ra.

- Tất cả các thị trấn, các thành phố và khu vực đều biểu lộ rõ sự pha trộn đặc biệt giữa các vấn đề đô thị và tiềm năng, sự pha trộn này chứng tỏ các đặc điểm bên ngoài với đặc điểm bên trong.

- Cách tiếp cận để tái tạo đô thị đã được mở ra từ nhiều năm, chính sách và thực tiễn đã phản ánh các quan điểm bao trùm về chính trị - xã hội trong đô thị.

- Việc tái tạo các khu vực đô thị được xem như là một yếu tố thành công quan trọng trong từng khu vực, thành phố và quốc gia.

- Tái tạo đô thị là tầm nhìn về hành động tổng thể và hợp nhất, nó hướng tới giải pháp cho các vấn đề đô thị, nó đưa những thay đổi trước đây về kinh tế, không gian, xã hội và những điều kiện môi trường của một khu vực đô thị trở thành đối tượng để thay đổi.

Phương pháp tái tạo đô thị

Phân tích kĩ các loại vấn đề và tình hình đô thị khu vực. Cố gắng thay đổi và cải thiện không gian đô thị, kết cấu xã hội, cơ sở kinh tế và điều kiện môi trường. Sử dụng qui hoạch chiến lược hợp nhất để giải quyết vấn đề được cân bằng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

- Lấy qui hoạch chiến lược hợp nhất làm tiền đề xác định tầm nhìn mới về khu vực đô thị.

- Phân tích hiện trạng về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài từ quan điểm thành phố đến toàn khu vực để tìm ra các vấn đề qui hoạch.

- Lập ma trận SWOT để nhận định rõ được các chiến lược hành động để đưa khu vực đô thị từ hiện tại đến tương lai.

- Trên cơ sở vấn đề chiến lược đề xuất ra các dự án có liên quan, tiến hành lập kế hoạch đầu tư đa ngành (MSIP), chọn ra các dự án ưu tiên của khu vực đô thị cần tái tạo.

- Giám sát đánh giá và khống chế các ảnh hưởng bên trong và bên ngoài. Căn cứ vào tình hình thay đổi mà cho phép sửa đổi kế hoạch sơ bộ. Trong thao tác thực tế cần đạt được sự cân bằng chung của sự tiến triển trong tái tạo đô thị.

(Tài liệu tham khảo: Phương pháp tiếp cận mới về Qui hoạch và Quản lí đô thị, NXB Xây Dựng)

Thuật ngữ khác