Tài sản nhạy cảm với lãi suất (Interest-Sensitive Asset) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Khái niệm
Tài sản nhạy cảm với lãi suất trong tiếng Anh là Interest-Sensitive Asset.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các sản phẩm tài chính dễ bị tác động bởi các thay đổi trong lãi suất cho vay. Khoản vay thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh là một ví dụ điển hình cho tài sản nhạy cảm với lãi suất.
Đặc điểm Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Cả các ngân hàng và khách hàng của họ đều bị ảnh hưởng bởi các tài sản nhạy cảm với lãi suất.
Khi lãi suất cho vay tăng, các ngân hàng có thể kiếm được nhiều tiền hơn đối với các khoản thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh và các khoản vay thẻ tín dụng. Họ cũng có thể tính phí nhiều hơn cho các khoản vay mới như vay mua ô tô và thế chấp lãi suất cố định.
Các ngân hàng có thể tăng lợi nhuận của họ trong khi vẫn giữ sức cạnh tranh, trong trường hợp này người tiêu dùng và doanh nghiệp đi vay sẽ chịu các tác động của lãi suất. Nếu tỉ lệ lãi suất tăng, họ sẽ phải trả lãi suất cao hơn cho tất cả các sản phẩm tài chính đó.
Ngược lại, các ngân hàng sẽ chịu tác động của lãi suất khi lãi suất giảm. Ngân hàng sẽ kiếm được ít lợi nhuận hơn từ các khoản vay của họ, trong khi người tiêu dùng và doanh nghiệp chỉ cần trả lãi ít hơn, và có nhiều thu nhập khả dụng hơn.
Lưu ý, độ nhạy với lãi suất còn có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác ngoài ngân hàng. Các nhà xây dựng và nhà môi giới bất động sản cũng thường bị tổn thương bởi sự thay đổi trong lãi suất.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất là những sản phẩm tài chính chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thay đổi trong lãi suất cho vay.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất trong các lĩnh vực khác
Các tài sản nhạy cảm với lãi suất theo định nghĩa là các sản phẩm tài chính, nhưng độ nhạy với lãi suất cũng ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp khác ngoài các ngân hàng.
Các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp phụ thuộc vào tiền đi vay, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các khách hàng của họ. Thị trường nhà ở và môi giới bất động sản, ví dụ, là trong một lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất khác.
Khi lãi suất tăng, người tiêu dùng ít có xu hướng mua bất động sản hơn. Ngoài ra, lĩnh vực bán lẻ lại có xu hướng phát triển mạnh khi lãi suất thấp xuống, vì khách hàng có nhiều thu nhập khả dụng để chi tiêu hơn.
Phân tích Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Các chuyên gia tài chính phân tích độ nhạy với lãi suất theo nhiều cách và từ nhiều góc độ khác nhau. Phân tích tài sản nhạy cảm với lãi suất thường được thực hiện cho các tổ chức cho vay như một cách xác định rủi ro trong các chính sách cho vay của họ.
Các bên cho vay và các doanh nghiệp cũng thường phân tích tài sản nhạy cảm với lãi suất trong các tài sản đầu tư của họ, như là một phần của qui trình báo cáo bảng cân đối kế toán.
Các điểm chuẩn được theo dõi chặt chẽ để quan sát sự thay đổi trong lãi suất ví dụ như lãi suất tín phiếu kho bạc sáu tháng, lãi suất LIBOR và lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Các tỉ lệ điểm chuẩn này là các yếu tố chính mà các nhà phân tích dõi theo khi xem xét độ nhạy với lãi suất, và được các ngân hàng sử dụng khi thiết lập tỉ lệ cho vay cho các sản phẩm tài chính khác nhau.
Đối phó với Tài sản nhạy cảm với lãi suất trong danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư của nhà đầu tư cá nhân cần được xem xét kĩ lưỡng trong thời điểm có biến động lãi suất, đặc biệt nếu họ đầu tư nhiều vào trái phiếu, điển hình cho một tài sản nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu sẽ giảm.
Nói chung, khi lãi suất tăng, danh mục đầu tư tập trung vào đầu tư các tài sản có thu nhập cố định có thể điều chỉnh sang các khoản đầu tư có lãi suất thay đổi để kiếm được thu nhập cao hơn.
Ngược lại khi lãi suất giảm, danh mục đầu tư có thể được điều chỉnh để tỉ trọng phần tài sản trong có lãi suất cố định lớn hơn.
Trái phiếu lãi suất thả nổi là một loại sản phẩm đầu tư mà các nhà đầu tư có thể xem xét để luôn nắm giữ được trong các thay đổi trong lãi suất mà không cần quá nỗ lực, những trái phiếu này trả lãi theo lãi suất thị trường hiện hành .
(Theo Investopedia)