Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp (Corporate Debt Restructuring) là gì?
Mục Lục
Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp
Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Debt Restructuring hoặc Business Debt Restructuring.
Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp là việc cơ cấu lại các nghĩa vụ tài chính tồn đọng của một công ty gặp khó khăn để khôi phục thanh khoản và duy trì hoạt động kinh doanh.
Việc này thường được thực hiện bằng cách thương lượng giữa công ty gặp khó khăn và chủ nợ của nó như ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, để đạt được thỏa thuận giảm tổng số nợ của công ty cũng như cắt giảm lãi suấtvà đồng thời tăng thời gian thanh toán nợ.
Đôi khi một số khoản nợ của công ty có thể được các chủ nợ xóa bỏ để đổi lấy vốn chủ sở hữu trong công ty. Những thỏa thuận như vậy, thường là cơ hội cuối cùng cho một công ty đang gặp khó khăn, là lựa chọn tốt hơn nhiều việc bị phá sản.
Nhu cầu tái cơ cấu nợ doanh nghiệp thường phát sinh khi một công ty đang gặp khó khăn về tài chính và gặp khó có thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình, chẳng hạn như thanh toán nợ. Nói một cách đơn giản, công ty này có nhiều khoản nợ (và các khoản thanh toán nợ) hơn mức thu nhập nó có thể tạo ra.
Nếu những rắc rối công ty phải đối mặt tạo ra nguy cơ cao là công ty bị phá sản, công ty có thể thương lượng với các chủ nợ để giảm bớt các khoản nợ và tăng cơ hội tránh phá sản.
Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp và Phá sản
Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp thường được các công ty ưa thích hơn là phá sản. Việc phá sản có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ tiêu tốn hàng chục nghìn đôla và đối với các tập đoàn lớn thì con số này phải lớn hơn nhiều lần.
Chỉ một số ít các công ty ở một số các quốc gia, ví dụ như ở Mỹ, lựa chọn phá sản để được bảo vệ khỏi các chủ nợ của công ty.
Chi phí lớn nhất của việc tái cơ cấu nợ doanh nghiệp là thời gian, công sức và tiền bạc để thương lượng các điều khoản với các chủ nợ, ngân hàng, nhà cung cấp và chính quyền. Quá trình này có thể kéo theo nhiều cuộc họp diễn ra trong vài tháng.
Một phương pháp phổ biến để tái cơ cấu nợ doanh nghiệp là hoán đổi nợ bằng vốn. Với biện pháp này, các chủ nợ chấp nhận nhận lấy cổ phần của một công ty đang gặp khó khăn, đổi lại, họ sẽ giảm hoặc miễn một số hoặc toàn bộ các khoản nợ của công ty.
Các tập đoàn lớn đang bị đe dọa nghiêm trọng về mất khả năng thanh toán thường sử dụng chiến lược này, và kết quả cuối cùng thường dẫn đến việc các chủ nợ tiếp quản công ty.
(Theo investopedia)