T+1, T+2, T+3 trong giao dịch là gì? Đặc điểm, cách hoạt động và ví dụ
Mục Lục
T+1, T+2, T+3
T+1, T+2, T+3 đề cập đến ngày thanh toán của các giao dịch chứng khoán. Chữ T là ngày giao dịch (Transaction), là ngày giao dịch diễn ra. Các số 1, 2 hoặc 3 biểu thị bao nhiêu ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.
Đặc điểm của T+1, T+2, T+3
Để xác định ngày thanh toán T+1, T+2, T+3, những ngày được tính là những ngày mà thị trường chứng khoán mở cửa.
T+1 có nghĩa là nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Ba. Tương tự như vậy, T+3 có nghĩa là một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì phải được thanh toán vào thứ Năm, giả sử không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này.
Nhưng nếu bạn bán chứng khoán có ngày thanh toán T+3 vào Thứ Sáu, việc chuyển quyền sở hữu và chuyển tiền phải diễn ra vào thứ Tư tuần tới.
Khoảng thời gian giữa giao dịch và thanh toán không linh hoạt để nhà đầu tư có thể rút lui khỏi thỏa thuận. Thỏa thuận được thực hiện vào ngày giao dịch, và việc chuyển giao sẽ không được diễn ra cho đến ngày thanh toán.
Tại sao thanh toán xảy ra vào T+1 hoặc T+2, T+3?
Trước đây, các giao dịch chứng khoán được thực hiện thủ công thay vì điện tử. Các nhà đầu tư sẽ phải chờ giao hàng chứng khoán cụ thể, đó là một chứng chỉ thực tế và họ sẽ không trả tiền cho đến khi nhận được chứng chỉ đó.
Vì thời gian giao hàng có thể thay đổi và giá có thể dao động, các nhà quản lí thị trường thiết lập một khoảng thời gian và chứng khoán và tiền mặt phải được giao trong những ngày đó.
Một số năm trước, ngày thanh toán cho cổ phiếu là T+5, hoặc 05 ngày làm việc sau ngày giao dịch. Cho đến gần đây, việc thanh toán được đặt ở T+3.
Cách thức hoạt động của T+1, T+2, T+3
Ngày thanh toán khác nhau tùy theo loại chứng khoán.
Ví dụ, tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán duy nhất có thể được giao dịch và thanh toán trong cùng một ngày. Tất cả các cổ phiếu và hầu hết các quĩ tương hỗ hiện đang là T+2.
Tuy nhiên, trái phiếu và một số quĩ thị trường tiền tệ sẽ có ngày thanh toán khác nhau giữa T+ 1, T 2 và T+3.
Ví dụ về T+1, T+2, T+3
Ví dụ về cách hoạt động của ngày thanh toán T+1, T+ 2, T+3. Hãy xem xét một nhà đầu tư mua cổ phiếu của Microsoft (MSFT) vào thứ Hai, ngày 9/4/2018. Trong khi nhà môi giới sẽ ghi nợ tài khoản của nhà đầu tư sau khi đặt lệnh thành công, trạng thái của nhà đầu tư là cổ đông của Microsoft sẽ không được thanh toán trong sổ sách của công ty cho đến thứ Tư, ngày 11/4/2018.
Ngày thanh toán là ngày mà nhà đầu tư trở thành cổ đông của theo theo sổ sách của công ty. Cuối tuần và ngày lễ sẽ không được tính.
(Theo Investopedia)