1. Kinh tế học

Suy giảm tài nguyên rừng (Forest degradation) là gì? Nguyên nhân

Mục Lục

Suy giảm tài nguyên rừng

Suy giảm tài nguyên rừng trong tiếng Anh được gọi là Forest degradation.

Suy giảm tài nguyên rừng là hiện tượng suy giảm trữ lượng lâm sản tại các vùng rừng trong một thời gian nhất định. 

Suy giảm tài nguyên rừng có thể do con người khai thác lấy gỗ và lâm sản, lấn chiếm đất để trồng trọt, xây dựng, do nạn cháy rừng. 

Sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ ảnh hướng đến quốc gia bản địa mà còn cả thế giới.

Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người và sinh vật sự sống trên trái đất như cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nguồn nước, nhiệt độ và không khí, bảo vệ đất đai mùa màng, là nơi cư trú động của động, thực vật và lưu trữ các nguồn gen quí hiếm.

Vai trò của rừng đối với nền kinh tế

Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: 

Rừng là một trong những tài nguyên quí báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.

- Cung cấp gỗ giúp con người làm vật liệu xây dựng. Tạo ra nhiên liệu phục vụ cho đời sống con người

- Tạo nguồn nguyên liệu như gỗ và các loại lâm sản. Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ, sợi phát triển, giấy, gỗ trụ mô,…

- Cung cấp nguồn dược liệu quí, nguồn thực phẩm phục vụ đời sống con người: đương qui, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi, mộc nhĩ, nấm hương.

- Cung cấp nguyên liệu, lương thực chế biến thực phẩm. Nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của đời sống xã hội.

- Rừng có vai trò tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Giúp phát triển du lịch (xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…)

Hiện trạng tại Việt Nam

Theo số liệu Báo cáo Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kì III, hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam được coi là rừng nghèo; 

Rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. 

Nhiều khu rừng ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học dường như đã biến mất. Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ lượng lớn thường độc lập và manh mún. 

Báo cáo cũng cho thấy chất lượng và đa dạng sinh học rừng tiếp tục bị suy giảm. Trong giai đoạn 1999 – 2005, diện tích rừng tự nhiên giàu giảm 10,2% và rừng trung bình giảm 13,4%. 

Nhiều diện tích rừng tự nhiên rộng lớn tại vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Bắc đã bị mất trong giai đoạn từ 1991 – 2001.

Nguyên nhân chính gây ra mất rừng và suy thoái rừng

- Do chuyển đổi rừng sang đất canh tác nông nghiệp. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn dến mất rừng.

- Do tập quán canh tác lạc hậu, du canh, du cư và phụ thuộc nặng nề vào tài nguyên rừng để sinh tồn. 

Bên cạnh đó, việc di dân từ vùng đồng bằng lên các vùng cao và từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên đã góp phần vào tỉ lệ tăng dân số và tạo áp lực lên những diện tích rừng hiện có.

- Do chưa có biện pháp quản lí và khai thác rừng hợp lí, nạn khai thác gỗ lậu vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. Hệ thống pháp lí chưa hoàn thiện, năng lực thực thi pháp luật còn hạn chế, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật. 

Quá trình giao dất, giao rừng cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, quyền sử dụng rừng chưa rõ ràng.

- Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội như: xây dựng hệ thống thủy lợi, thủy điện, hệ thống đường giao thông, bố trí tái định cư, xây dựng các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản…

- Do nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

(Tài liệu tham khảo: Dân số, tài nguyên và môi trường trong phát triển bền vững, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2017. Việt Nam forestry. Hội bảo tồn sinh thái Việt Nam)


Thuật ngữ khác