1. Tài chính doanh nghiệp

Sự thâu tóm pha loãng (Dilutive Acquisition) là gì? Đặc điểm và ví dụ

Mục Lục

Sự thâu tóm pha loãng

Sự thâu tóm pha loãng trong tiếng Anh là Dilutive Acquisition.   

Sự thâu tóm pha loãng là một giao dịch mua lại công ty, làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phần EPS của bên thâu tóm.

Ngoài ra, EPS càng thấp hơn nếu công ty thâu tóm cần phát hành thêm cổ phiếu để thanh toán cho việc mua lại.

EPS là thu nhập ròng của công ty, hay lợi nhuận, chia cho số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Việc mua lại (thâu tóm) có thể làm giảm lợi ích cổ đông tạm thời. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận có giá trị chiến lược, việc thâu tóm có thể có khả năng làm tăng EPS trong những năm sau đó.

Đặc điểm của Sự thâu tóm pha loãng

Việc mua lại hoặc sáp nhập thường liên quan đến sự kết hợp của hai hoặc nhiều công ty. Các công ty thực hiện mua lại vì nhiều lí do, để tăng thu nhập, tăng thị phần hoặc tăng số lượng khách hàng.

Các công ty cũng sáp nhập với mục tiêu giảm chi phí nếu có sự trùng lặp các qui trình trong hai công ty. 

Chẳng hạn, bằng cách loại bỏ qui trình sản xuất trùng lặp của công ty bị mua lại, sự sáp nhập sẽ giúp hai công ty tiết kiệm chi phí, gọi là sự cộng hưởng chi phí (Cost synergy).

Mặc dù mục tiêu của hoạt động sáp nhập và mua lại là để tăng thu nhập, kết quả ban đầu có thể khiến EPS của công ty thâu tóm bị giảm. Nói cách khác, việc mua lại đã làm giảm hoặc pha loãng thu nhập của công ty thâu tóm.

Thông thường, nếu khả năng thu nhập độc lập của công ty mục tiêu (công ty bị mua lại) không mạnh bằng công ty thâu tóm, thì sự kết hợp hai công ty sẽ làm pha loãng EPS đối với công ty thâu tóm. Đó là lí do tại sao gọi đó là sự thâu tóm pha loãng.

Điều quan trọng là các nhà đầu tư cần thận trọng vì không phải tất cả các giao dịch mua lại đều là các giao dịch thất bại trong dài hạn.

Thay vào đó, EPS có thể giảm trong những năm đầu sau khi kết thúc mua lại, nhưng khi doanh thu và sự cộng hưởng chi phí có thể kiểm soát, việc mua lại cuối cùng có thể thúc đẩy thu nhập.

Tuy nhiên, thị trường có xu hướng trừng phạt giá cổ phiếu của công ty thâu tóm nếu lợi ích không rõ ràng. Nếu thị trường cho rằng thu nhập không tăng, hoặc nếu dự kiến sẽ mất quá nhiều thời gian để thu nhập tăng, các nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu của công ty thâu tóm.

Sự thâu tóm tích lũy và Sự thâu tóm pha loãng

Việc thâu tóm tích lũy (Accretive acquisition) dẫn đến tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty thâu tóm. Trong một giao dịch mua tích lũy, giá mà công ty thâu tóm phải trả thường thấp hơn bất kì khoản lợi nhuận nào nhận được qua EPS, nhờ vào kết quả của giao dịch.

Thị trường có xu hướng thuận lợi hơn đối với các giao dịch tích lũy so với sự thâu tóm pha loãng vì các nhà đầu tư có thể thấy lợi nhuận được thực hiện với các giao dịch tích lũy.

Tuy nhiên, giống như sự thâu tóm pha loãng có thể dẫn đến tăng trưởng EPS tích cực trong dài, thâu tóm tích lũy cũng có thể làm EPS trở nên tồi tệ hơn trong dài hạn.

Cho dù việc thâu tóm ban đầu là tích lũy hay pha loãng, để EPS tăng trưởng, hai công ty phải kết hợp hiệu quả.

Ví dụ về Sự thâu tóm pha loãng

Năm 2016, Microsoft tuyên bố mua lại LinkedIn. Microsoft tuyên bố rằng họ dự kiến thỏa thuận sẽ pha loãng tối thiểu khoảng 1%, cho thu nhập không theo Nguyên tắc GAAP trên mỗi cổ phiếu, trong phần còn lại của năm tài chính 2017 sau khi kết thúc tổng kết tài sản, và cho năm tài chính 2018.

Tuy nhiên, công ty cho biết việc thâu tóm sẽ được tích lũy dần trong tài chính 2019. Microsoft đã trả tiền mặt cho LinkedIn, vì vậy, không có sự pha loãng nào từ những cổ phiếu bổ sung.

Microsoft đã công bố hơn có được 150 triệu USD nhờ sự cộng hưởng hằng năm, bắt đầu từ năm 2018.

Xin lưu ý rằng Microsoft đã chỉ định số EPS không theo nguyên tắc GAAP, bao gồm bồi thường cổ phiếu nhưng không bao gồm các điều chỉnh kế toán mua hàng và chi phí tích hợp và giao dịch.

Điều quan trọng là các nhà đầu tư cần phân biệt giữa các số theo nguyên tắc GAAP và không theo GAAP khi đánh giá giá trị tài chính của thỏa thuận.

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác