Số nhân chi tiêu (Expenditure multiplier) là gì? Xác định số nhân chi tiêu
Mục Lục
Số nhân chi tiêu (Expenditure multiplier)
Số nhân chi tiêu trong tiếng Anh là Expenditure multiplier. Số nhân chi tiêu là một hệ số cho biết sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị.
Xác định số nhân chi tiêu
Trường hợp 1: Trong nền kinh tế giản đơn
- Nền kinh tế giản đơn là nên kinh tế chỉ bao gồm hai khu vực là hộ gia đình và hãng kinh doanh (doanh nghiệp).
- Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ.
AD = C + I
Trong đó:
C là cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình.
I là cầu về hàng hóa và dịch vụ đầu tư của hãng kinh doanh.
Nghiên cứu về hàm tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn được đưa về nghiên cứu hai hàm là hàm tiêu dùng (C) và hàm đầu tư (I).
Thay hàm C và I vào phương trình trên, ta có
AD1 = C̅ + Ī + MPC x Y + MPI x Y
AD1 = C̅ + Ī + (MPC + MPI) x Y
Chú ý: Trong nền kinh tế giản đơn Y = Yd do đó hàm C được biểu diễn theo Y.
Để xác định số nhân chi tiêu, ta sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa: AD = Y, thay y vào phương trình trên và biến đổi ta được:
Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính
Nhận xét
m: được gọi là số nhân chi tiêu của nền kinh tế giản đơn
Công thức tính số nhân cho ta biết:
m phụ thuộc vào MPC và MPI
m > 1 vì 0 < MPC + MPI < 1
Với số nhân là m, khi tổng cầu thay đổi một lượng ΔAD hay (ΔC + ΔI) đơn vị thì sản lượng sẽ thay đổi một lượng là ΔY gấp m lần. Công thức tổng quát được viết như sau:
Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính
Trường hợp 2: Trong nền kinh tế đóng
- Nền kinh tế đóng là nền kinh tế có ba tác nhân tham gia vào hoạt động kinh tế: hộ gia đình, hãng kinh doanh và Chính phủ.
- Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với hai hành vi: chi tiêu và thuế.
AD = C + I + G
Hàm tổng cầu trong nền kinh tế đóng ngoài nghiên cứu hàm tiêu dùng (C), hàm đầu tư (I) còn nghiên cứu hàm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ (G) và tác động của thuế đến hàm tiêu dùng.
Ta có:
Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa: AD = Y, thay y vào phương trình trên và biến đổi ta được:
Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính
m': được gọi là số nhân tổng cầu của nền kinh tế đóng
Nhận xét
Số nhân tổng cầu trong nền kinh tế đóng luôn nhỏ hơn số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn hay m' < m.
Khi tăng thuế thì mẫu số của số nhân tổng cầu trong nền kinh tế đóng tăng, dẫn đến số nhân tổng cầu trong nền kinh tế đóng giảm xuống, cuối cùng là tác động tới giảm sản lượng, thu nhập.
Trường hợp 3: Trong nền kinh tế mở
Tổng cầu trong nền kinh tế mở được xác định khi kết hợp tổng cầu của nền kinh tế đóng với hoạt động ngoại thương.
AD = C + I + G + NX
Tương tự như trên ta xác định được số nhân của của tổng cầu trong nền kinh tế mở.
Nhận xét
m'' được gọi là số nhân tổng cầu của nền kinh tế mở.
Số nhân tổng cầu của nền kinh tế mở (m") luôn nhỏ hơn số nhân tổng cầu trong nền kinh tế đóng (m').
Dễ thấy, số nhân tổng cầu của nền kinh tế mở còn phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu biên MPM, vì vậy khi xu hướng này tăng, thì mẫu số của số nhân nền kinh tế mở sẽ tăng theo, dẫn đến việc m" giảm, suy cho cùng làm giảm sản lượng, giảm thu nhập.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính)