Sinh thái xã hội (Social Ecology) là gì?
Mục Lục
Sinh thái xã hội (Social Ecology)
Sinh thái xã hội - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Social Ecology.
Sinh thái xã hội là một trong những phạm trù của sinh thái học nhân văn. Nó chính là hệ sinh thái con người mang tính cộng đồng được đặc trưng bằng cấu trúc xã hội. Nhờ có cấu trúc xã hội cũng như quá trình phát triển của nó mà nhân loại mới có được những tiến bộ như ngày nay. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)
Nội dung sinh thái xã hội
Khác với sự sống trong thế giới sinh vật, sự sống của con người được thể hiện ở hai khía cạnh:
- Khía cạnh sống tự nhiên, là những nhu cầu thuần túy mang tính vật chất để con người tồn tại và phát triển về thể lực cũng như số lượng.
- Khía cạnh quan hệ xã hội, là những nhu cầu tinh thần để con người phát triển toàn diện về trí tuệ.
Hai khía cạnh nêu trên của sự sống con người không phải là tách biệt, mà ngược lại chúng có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, khía cạnh này bổ trợ cho khía cạnh kia cùng phát triển, nhưng xã hội càng tiến bộ thì mối quan hệ xã hội càng có tính quyết định lớn hơn. Bởi vì khía cạnh sống tự nhiên của con người bị chi phối bởi khía cạnh quan hệ xã hội và do khía cạnh này mang lại.
Điều này giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội văn minh hiện nay. Con người tồn tại phải có ăn, mặc, ở nhưng đáp đáp ứng ba điều đó là do mối quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất cũng như sự phân công của xã hội quyết định.
Nhu cầu quan hệ xã hội của con người có từ rất sớm và đòi hỏi ngày một cao. Điều này đã được chứng minh thông qua từng thời kì phát triển của lịch sử nhân loại và đó cũng là thuộc tính của xã hội loài người. Tốc độ phát triển của nó càng lớn khi nhân loại càng tiếp cận tới thời hiện đại.
Qui hoạch phát triển đời sống của Phần Lan giai đoạn 1980 - 1995.
Ta thấy các nhu cầu (1), (3), (5) ngày càng có xu hướng giảm đi, ngược lại các nhu cầu (2), (4), (6), (7), (8) ngày càng tăng lên là một thực tế khách quan. Điều ấy cũng có nghĩa là mối quan hệ xã hội của con người đòi hỏi ngày một cao hơn. Ngày nay người ta xem các nhu cầu (2), (4), (6), (7), (8) như là "không gian sống thứ hai" của con người.
Như vậy người làm công tác Kiến trúc và Qui hoạch xây dựng luôn luôn phải tư duy và đáp ứng nhu cầu này của xã hội. Kiến tạo các không gian phục vụ nhu cầu của con người không chỉ thỏa mãn các nhu cầu sống tự nhiên mà còn đáp ứng các nhu cầu quan hệ xã hội ngày càng tăng.
Hay nói một cách khác sinh thái xã hội chi phối công tác Kiến trúc và Qui hoạch xây dựng không chỉ ở mức độ hay qui mô xây dựng, mà chính là "hình thái phát triển" của nó trong tương lai. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)