Siêu giảm phát (Hyperdeflation) là gì? Ví dụ về siêu giảm phát
Mục Lục
Siêu giảm phát
Siêu giảm phát trong tiếng Anh là Hyperdeflation.
Siêu giảm phát là mức giảm phát cực kì nhanh và mạnh trong nền kinh tế. Siêu giảm phát xảy ra khi sức mua của tiền tệ tăng mạnh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Sự gia tăng này dẫn đến các khoản nợ ngày càng rõ ràng hơn, vì giá trị thực của hàng hóa và dịch vụ tăng lên và giá trị của đồng tiền giảm xuống.
Siêu giảm phát sẽ gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng vì mọi người sẽ từ bỏ việc mua hàng ngày hôm nay vì họ biết rằng có thể mua hàng rẻ hơn vào ngày mai, hoặc ngày hôm sau, hoặc ngày sau nữa, và dẫn đến chi tiêu và đầu tư sẽ ngưng trệ.
Siêu giảm phát hiếm khi xảy ra, và tương phản với thời kì siêu lạm phát cũng hiếm gặp nhưng còn phổ biến hơn - khi giá cả hàng hóa tăng nhanh và sức mua của đồng tiền giảm mạnh.
Bản chất của siêu giảm phát
Siêu giảm phát gần như là một thuật ngữ chỉ có trong lí thuyết, và không có thước đo chính xác về sự khác biệt giữa siêu giảm phát và giảm phát.
Tuy nhiên, siêu giảm phát cũng giống như giảm phát, có thể dẫn đến một vòng xoáy giảm phát trong đó môi trường giảm phát dẫn đến sản xuất thấp hơn, lương thấp hơn và nhu cầu giảm, và do đó mức giá lại càng giảm xuống.
Tình huống này tạo ra một vòng lặp tiếp tục cho đến khi một lực lượng bên ngoài, ví dụ như chính phủ can thiệp.
Mỹ đã trải qua thời kì giảm phát nghiêm trọng ngay trước và ngay sau Nội chiến, và trước khi bắt đầu cuộc Đại khủng hoảng. Nhật Bản gánh chịu thời kì giảm phát nghiêm trọng đã diễn ra từ những năm 1990.
Ví dụ về siêu giảm phát
Không giống như siêu lạm phát, có rất ít ví dụ được ghi nhận trong thế giới thực về siêu giảm phát trong lịch sử. Tuy nhiên, gần đây, thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của tiền mã hóa hay còn gọi là tiền kĩ thuật số.
Bitcoin được tạo ra vào năm 2009, là loại tiền mã hóa đầu tiên và được biết đến nhiều nhất. Nhiều nhà quan sát đã coi sự biến động gần đây của nó là một ví dụ chưa từng có tiền lệ của siêu giảm phát.
Theo thiết kế, số lượng tiền mới giảm mỗi năm, nhưng nhu cầu về Bitcoin đang tăng lên. Động lực này có thể dẫn đến nền kinh tế đồng tiền kĩ thuật số bước vào thời kì giảm phát. Vì không có hệ thống ngân hàng tập trung hoặc chính phủ giám sát, nên không có chính sách can thiệp nào được đưa ra.
Hơn nữa nếu một người mất chìa khóa cá nhân, họ sẽ mất Bitcoin và tiền được rút ra khỏi lưu thông vĩnh viên. Ngoài ra, có một mức độ tập trung tài sản cao giữa những người nắm giữ Bitcoin, có nghĩa là chỉ có một số lượng người dùng tương đối nhỏ có thể bán hoặc lựa chọn không bán Bitcoin.
Với giá trị Bitcointăng, nhiều người sẽ có thêm động lực để mua và tích trữ đồng tiền này, điều này tiếp tục làm tăng giá và làm giảm thêm nguồn cung. Tình huống này, về mặt lí thuyết có thể dẫn đến sự xuất hiện của siêu giảm phát trong thế giới thực.
(Theo investopedia.com)