Sáp nhập ngược (Reverse Merger) là gì? Ưu nhược điểm của sáp nhập ngược
Mục Lục
Sáp nhập ngược
Sáp nhập ngược trong tiếng Anh là Reverse Merger hoặc Reverse IPO hoặc Reverse Take Over (viết tắt: RTO)
Sáp nhập ngược là một loại sáp nhập mà công ty tư nhân mua lại một công ty đại chúng bằng cách trao đổi phần lớn cổ phần của nó với công ty đại chúng, từ đó trở thành một công ty con của một công ty có cổ phiếu được giao dịch công khai.
Một số hình thức sát nhập ngược
- Một công ty đại chúng có thể mua công ty tư nhân bằng phần lớn (hơn 50%) số cổ phiếu của mình. Công ty tư nhân giờ trở thành công ty con của công ty đại chúng, và có thể được coi là công ty đại chúng.
- Một công ty đại chúng hợp nhất với một công ty tư nhân thông qua trao đổi cổ phiếu, trong đó công ty tư nhân có quyền kiểm soát đáng kể công ty đại chúng.
(Theo wallstreetmojo.com)
Ưu điểm của sáp nhập ngược
Đơn giản hóa qui trình
Sáp nhập ngược cho phép một công ty tư nhân trở thành công ty đại chúng mà không cần tăng vốn, điều này giúp đơn giản hóa đáng kể quá trình này. IPO thông thường có thể mất vài tháng (thậm chí hơn một năm), sáp nhập ngược có thể chỉ mất vài tuần để hoàn thành.
Giảm thiểu rủi ro
Quá trình IPO thông thường không đảm bảo rằng công ty chắc chắn sẽ thành công ty đại chúng. Nếu điều kiện thị trường chứng khoán trở nên bất lợi cho đợt phát hành chứng khoán, cuộc IPO có thể bị hủy bỏ. Hợp nhất ngược giảm thiểu rủi ro này.
Ít phụ thuộc vào điều kiện thị trường
Mục đích của IPO thông thường là để chuyển một công ty thành công ty đại chúng và tăng vốn. Vì sáp nhập ngược chỉ là một cơ chế để chuyển đổi một công ty tư nhân thành một công ty đại chúng, quá trình này ít phụ thuộc vào điều kiện thị trường (vì không thực hiện tăng vốn).
Lợi ích của công ty đại chúng
Công ty tư nhân thực hiện sáp nhập ngược sẽ được hưởng mọi lợi ích của công ty đại chúng, ví dụ như có thể phát hành thêm cổ phiếu, thị trường thứ cấp tăng khả năng thanh khoản cho cổ phiếu, v.v...
Nhược điểm của sáp nhập ngược
Cần phải được thẩm định chi tiết
Các nhà quản lí của công ty tư nhân phải kiểm tra kỹ lưỡng các nhà đầu tư của công ty đại chúng. Động lực của họ cho việc sáp nhập là gì? Liệu họ có các khoản nợ đang chờ xử lí (chẳng hạn như các khoản nợ bắt nguồn từ kiện tụng) không? Nếu câu trả lời là có, các cổ đông của công ty đại chúng có thể chỉ đang tìm kiếm một chủ sở hữu mới để thoát khỏi những vấn đề này.
Các nhà đầu tư của công chúng đại chúng cũng nên tiến hành thẩm định chi tiết đối với công ty tư nhân, bao gồm ban quản lí, nhà đầu tư, hoạt động, tài chính và các khoản nợ.
Cổ phiếu rủi ro sẽ bị bán tháo
Nếu các nhà đầu tư của công chúng bán phần lớn cổ phiếu của họ ngay sau vụ sáp nhập, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và tiêu cực đến giá cổ phiếu.
Không có nhu cầu cho cổ phiếu sau vụ sáp nhập
Các công ty nhỏ hơn có thể chưa sẵn sàng để trở thành một công ty đại chúng; và không thu hút được nhà phân tích từ Phố Wall. Để cổ phiếu của một công ty trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tiềm năng, bản thân hoạt động và tài chính của công ty phải ổn định và lành mạnh.
Gánh nặng tuân tủ các qui định
Một trở ngại đáng kể khi một công ty tư nhân trở thành công ty đại chugns là ban quản lí thường thiếu kinh nghiệm trong việc tuân thủ các yêu cầu và qui định bổ sung của một công ty có cổ phiểu được giao dịch công khai.
Những gánh nặng này (và chi phí về thời gian và tiền bạc) có thể rất lớn, và nỗ lực tuân thủ các qui định bổ sung có thể khiến công ty trì trệ và hoạt động kém nếu các nhà quản lí dành nhiều thời gian cho các vấn đề hành chính hơn là điều hành doanh nghiệp.
(Theo investopedia)