Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE) là gì?
Mục Lục
Sàn giao dịch quyền chọn Chicago
Sàn giao dịch quyền chọn Chicago trong tiếng Anh là Chicago Board Options Exchange; viết tắt là CBOE.
Sàn giao dịch quyền chọn Chicago được thành lập năm 1973, là thị trường giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới tính theo giá trị giao dịch, với hợp đồng tập trung vào các tài sản cá nhân, chỉ số và tỉ suất sinh lời.
Năm 2010, công ty chuyển đổi sang mô hình tập đoàn giao dịch công khai và đổi tên thương hiệu thành Cboe Global Markets, Inc. (Cboe). Các nhà giao dịch được gọi là các CBOE (đọc là "see-bo"). Cboe hiện tại là công ty holding và thường giao dịch các chứng khoán sơ cấp. Cboe cũng là đơn vị sáng lập ra chỉ số biến động (Volatility Index - VIX), chỉ số này hiện giờ đang là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất.
Nội dung về Sàn giao dịch quyền chọn Chicago
Cboe cung cấp các giao dịch thông qua các phân loại và khu vực địa lí của tài sản bao gồm các quyền chọn, hợp đồng tương lai, các tài sản kiểu Mỹ và kiểu châu Âu, các sản phẩm giao dịch hoán đổi (Exchange-traded products - ETPs), ngoại hối toàn cầu và các tài sản có tính biến động đa nhiệm.
Các giao dịch hoán đổi cho phép thực hiện nhiều chứng khoán phái sinh, bắt đầu với các quyền chọn mua và bán với hàng ngàn cổ phiếu được giao dịch công khai, kể cả quĩ đầu tư ETFs và chứng khoán nợ ETN (Exchange-Traded Notes). Các nhà giao dịch thường sử dụng các tài sản này để phòng vệ và kiếm lời thông qua việc bán các quyền chọn mua có bảo đảm hoặc các quyền chọn bán được bảo đảm bằng tiền.
Các quyền chọn được sử dụng trong chứng khoán và các chỉ số ngành bao gồm S&P 500, S&P 100, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, chỉ số Russell, các chỉ số FTSE bình chọn, chỉ số Nasdaq, chỉ số MSCI và các chỉ số ngành bao gồm 10 ngành của S&P 500.
Giao dịch cung cấp các chỉ số môi trường xã hội và các chỉ số đặc biệt bao gồm các chiến dịch quyền chọn khác nhau như bán quyền chọn bán, chiến lược đầu cơ hình cánh bướm hay chiến lược đồng thời mua và bán lãi suất.
Cuối cùng là chỉ số VIX, đây là một công cụ đo lường khả năng biến động của thị trường chứng khoán. Chỉ số này dựa trên giá thực tế của các quyền chọn Near the Money (near-the-money options) trong chỉ số S&P 500 được thiết kế để phản ánh sự đồng lòng, nhất trí của các nhà đầu tư về khả năng biến động của thị trường chứng khoán trong tương lai (trong vòng 30 ngày tới).
Các nhà giao dịch gọi chỉ số VIX là "chỉ số phản ánh nối sợ hãi" vì nó biểu thị sự phản ứng thái quá của các nhà đầu tư khi họ tin rằng thị trường sẽ giảm giá mạnh hoặc không có tính ổn định.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)