Qui tắc một phần ba (One-Third Rule) là gì? Qui tắc một phần ba và mức sống
Mục Lục
Qui tắc một phần ba
Qui tắc một phần ba trong tiếng Anh là One-Third Rule.
Qui tắc một phần ba ước tính sự thay đổi trong năng suất lao động dựa trên những thay đổi về vốn dành cho lao động. Qui tắc này được sử dụng để xác định tác động của những thay đổi trong công nghệ hoặc vốn đối với sản lượng.
Năng suất lao động là một thuật ngữ kinh tế mô tả chi phí cho một giờ sản xuất của một công nhân dựa trên lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phải chi để sản xuất giờ làm việc đó.
Cụ thể, qui tắc một phần ba khẳng định rằng với mỗi 1% tăng của chi tiêu vốn cho lao động, năng suất sẽ tăng 0,33%. Qui tắc này cũng giả định rằng tất cả các biến khác không thay đổi. Vì vậy, không có thay đổi gì xảy ra đối với công nghệ hoặc vốn nhân lực.
Năng suất lao động có thể khó định lượng chính xác. Dù việc tạo ra một kết nối giữa số lượng hàng hóa được sản xuất bởi lao động nhà máy trong một giờ làm việc có thể được thực hiện dễ dàng, nhưng nó việc đặt một giá trị cho dịch vụ khó hơn nhiều.
Một giờ làm việc của một nữ phục vụ, một kế toán viên, một y tá có giá trị bao nhiêu? Các nhà thống kê có thể ước tính giá trị tiền tệ của lao động trong các ngành nghề này, nhưng không có hàng hóa hữu hình để thẩm định, việc định giá chính xác là không thể.
Sử dụng qui tắc một phần ba
Bằng việc sử dụng qui tắc một phần ba, một nền kinh tế hoặc một doanh nghiệp có thể ước tính công nghệ hoặc lao động có đóng góp bao nhiêu vào năng suất tổng thể.
Ví dụ, một công ty có năng suất tăng 6%. Đồng thời, vốn hiện vật của công ty cũng tăng 6%.
Sử dụng phương trình
% Tăng năng suất = 1/3 (%tăng vốn hiện vật/ tăng giờ lao động) +% tăng công nghệ
ta được
6%=1/3 *6% +% tăng công nghệ
Ta thấy rằng 4% gia tăng trong năng suất là nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ.
Qui tắc một phần ba và mức sống
Sự gia tăng năng suất lao động của một quốc gia sẽ tạo ra sự tăng trưởng GDP thực tế trên đầu người. Vì năng suất cho thấy số lượng hàng hóa mà một công nhân trung bình có thể sản xuất trong một giờ lao động, nó có thể đưa ra manh mối về mức sống của một quốc gia.
Ví dụ, trong cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Châu Âu và Mỹ, những tiến bộ công nghệ nhanh chóng cho phép người lao động đạt được những lợi ích to lớn với mức năng suất hàng giờ của họ.
Sản xuất tăng dẫn đến mức sống cao hơn ở châu Âu và Mỹ. Nói chung, điều này xảy ra vì khi người lao động có thể sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, tiền lương của họ cũng tăng theo.
Ví dụ thực tiễn
Ví dụ, theo trang web Trading Economics.com, chỉ có 37% dân số Nhật Bản tham gia vào lực lượng lao động, trong khi ở Mỹ tỉ lệ tham gia là khoảng 63%.
Khi một quốc gia thiếu vốn nhân lực, họ phải tập trung vào tăng vốn nhân lực thông qua nhập cư và đưa ra các khuyến khích để tăng tỉ lệ sinh, hoặc phải tập trung vào tăng đầu tư vốn hoặc phát triển các tiến bộ công nghệ mới.
(Theo investopedia)