Qui tắc downtick-uptick trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) là gì?
Mục Lục
Qui tắc downtick-uptick trên NYSE
Qui tắc downtick-uptick trên NYSE trong tiếng Anh là Downtick-uptick rule on the NYSE hay Downtick-Uptick Test, Collar Rule hay Rule 80A, The index arbitrage tick test.
Để đảm bảo các thị trường có tính trật tự, Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đưa ra một loạt các hạn chế có thể thực hiện được khi thị trường trải qua các động thái đáng kể hàng ngày, lên hoặc xuống. Nhiều trong số những hạn chế này được thực thi khi thị trường trải qua sự suy giảm đáng kể, nhưng bên cạnh đó nó cũng được sử dụng khi thị trường có xu hướng tăng.
Thường được gọi là qui tắc downtick-uptick trên NYSE hay qui tắc chênh lệch chỉ số, qui tắc này là một hạn chế được sử dụng để giảm bớt khối lượng giao dịch, do các giao dịch với khối lượng lớn làm phóng đại sự biến động và có khả năng gây tổn thương cho các giao dịch. Bất kể thị trường tăng hay giảm, hạn chế này được áp dụng bất cứ khi nào động thái hàng ngày ở mức từ 170 điểm trở lên trong chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones.
Mục đích chính đằng sau qui tắc này (Qui tắc 80A theo NYSE) là để giảm số lượng giao dịch chương trình xảy ra trong một phiên giao dịch. Qui tắc này yêu cầu tất cả các giao dịch bán cho các cổ phiếu trong S&P 500 trong khi thị trường tăng giá được đánh dấu là "sell-plus"; nó cũng yêu cầu tất cả các giao dịch mua trong một thị trường giảm phải được đánh dấu là "buy-minus".
Tất cả các giao dịch có thể ảnh hưởng đến thị trường được đánh dấu đặc biệt trước khi thực hiện, qui tắc này tạm dừng việc giao dịch chứng khoán qua chương trình máy tính, thường là một khối lượng lớn.
Qui tắc downtick-uptick trên NYSE không nên bị nhầm lẫn với qui tắc đánh dấu lên, đây là qui tắc yêu cầu mọi giao dịch bán khống phải được nhập với giá cao hơn giá đã giao dịch trước đó. Qui tắc đánh dấu lên đã bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch loại bỏ vào tháng 7/2007, nhưng kể từ tháng 3/2009, luật pháp Mỹ đã được đưa ra trong nỗ lực để khôi phục nó.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)