Qui luật Walras (Walras' Law) là gì? Hạn chế của qui luật Walras
Mục Lục
Qui luật Walras
Qui luật Walras trong tiếng Anh là Walras' Law.
Qui luật Walras là một lí thuyết kinh tế phát biểu rằng sự nguồn cung dư thừa trong một thị trường phải được bù đắp bởi cầu dư thừa ở một thị trường khác để thị trường cân bằng.
Qui luật Walras khẳng định rằng thị trường đang được quan sát phải ở trạng thái cân bằng nếu tất cả các thị trường khác cũng đang ở trạng thái cân bằng. Ngược lại, kinh tế học Keynes cho rằng có thể tồn tại một thị trường mất cân bằng mà không có sự mất cân bằng "khớp" với nó trong thị trường khác.
Qui luật Walras được đặt theo tên nhà kinh tế học người Pháp Léon Walras (1834 - 1910), người đã tạo ra lí thuyết cân bằng tổng thể và thành lập trường phái kinh tế Lausanne. Walras, William Jevons và Carl Menger được coi là cha đẻ của kinh tế học tân cổ điển.
Qui luật Walras giả định rằng bàn tay vô hình hoạt động để đưa thị trường về trạng thái cân bằng. Khi có dư thừa cầu, bàn tay vô hình sẽ tăng giá; khi dư thừa cung, bàn tay vô hình sẽ hạ giá cho người tiêu dùng để đưa thị trường vào trạng thái cân bằng.
Các nhà sản xuất, sẽ phản ứng hợp lí với những thay đổi về lãi suất. Nếu lãi suất tăng họ sẽ cắt giảm sản xuất và nếu lãi suất giảm, họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở và nhà máy sản xuất. Walras khẳng định các động lực này dựa trên giả định rằng người tiêu dùng theo đuổi lợi ích cá nhân còn các công ty cố gắng tối đa hóa lợi nhuận.
Hạn chế của qui luật Walras
Trong nhiều trường hợp, các quan sát không phù hợp với lí thuyết trên. Ngay cả khi "tất cả các thị trường khác" ở trạng thái cân bằng, việc dư thừa cung hoặc cầu trong một thị trường được quan sát có nghĩa là thị trường đó không ở trạng thái cân bằng.
Các nhà kinh tế học nghiên cứu và cải thiện qui luật Walras đã đưa ra giả thuyết rằng thách thức của việc định lượng các đơn vị của gọi là "độ thỏa dụng" - một khái niệm mang tính chủ quan, đã gây khó khăn cho việc xây dựng qui luật theo các phương trình toán học.
Những người phê phán qui luật Walras lập luận rằng việc đo lường độ thỏa dụng của mỗi cá nhân, chưa kể đến việc tổng hợp trên toàn bộ dân số để hình thành công thức tính độ thỏa dụng là không khả thi, và do đã không thể thực hiện được nên qui luật này không có tính chắc chắn.
(Theo investopedia)