Quản trị sản xuất (Production Management) là gì? Mục tiêu
Mục Lục
Quản trị sản xuất
Khái niệm
Quản trị sản xuất trong tiếng Anh được gọi là production management.
Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm, dịch vụ đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển doanh nghiệp đã xác định.
Nội dung
Bao gồm 2 nội dung chính:
- Thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất
- Quản trị quá trình sản xuất
Mục tiêu
Mục tiêu chủ yếu của quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất có mục tiêu tổng quát là bảo đảm cung cấp đầu ra cho doanh nghiệp trên cơ sở khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Để đạt được mục tiêu chung nhất này, quản trị sản xuất và tác nghiệp có những mục tiêu cụ thể sau:
- Cung cấp sản phẩm
Quản trị sản xuất phải sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng theo đúng chủng loại, số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
- Góp phần tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh
Là lợi thế cạnh tranh là ưu thế vượt trội của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng cầu về sản phẩm, dịch vụ.
Là các ưu thế về giá, chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm, tốc độ cung ứng và khả năng đa dạng hóa sản phẩm.
+ Để có ưu thế về giá cần:
Chi phí kinh doanh bình quân trên một đơn vị sản xuất càng nhỏ, càng có lợi thế và ngược lại. Sản xuất đóng vai trò quan trọng với việc giảm chi phí kinh doanh sản xuất sản phẩm.
Chính sách giá cả hợp lí: bộ phận Marketing có trách nhiệm đối với vấn đề này.
+ Để có ưu thế về chất lượng cần
Có khả năng tạo ra nhiều mức chất lượng sản phẩm: Khâu thiết kế và sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo ra dải chất lượng càng rộng càng tốt.
Có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với thị trường: khâu marketing đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện đúng thị hiếu của người tiêu dùng để bộ phận sản xuất đáp ứng.
+ Để có ưu thế về tốc độ cung ứng, cần
Khả năng nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng càng nhanh càng tốt: Tính năng động, nhạy bén và hiệu quả của hoạt động marketing quyết định điều này.
Khả năng biến ý tưởng thành sản phẩm cụ thể nhanh chóng: điều này chủ yếu liên quan đến bộ phận nghiên cứu và phát triển và bộ phận sản xuất.
- Tạo ra tính linh hoạt cao trong trong đáp ứng cầu
Cơ cấu sản xuất thích ứng với sự thay đổi của cầu.
Nắm bắt và chủ động thay đổi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ
Tính hiệu quả của lĩnh vực sản xuất biểu hiện chủ yếu ở mối quan hệ giữa kết quả và hao phí nguồn lực hoặc sự tiết kiệm nguồn lực khi sản xuất sản phẩm.
(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp, ĐH Kinh tế Quốc dân)