Quản trị rủi ro tín dụng (Credit risk management) là gì?
Mục Lục
Quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng trong tiếng Anh gọi là: Credit risk management.
Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại (NHTM) là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lí và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững;
Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng: Từ hệ thống các hoạt động, ngân hàng đánh giá rủi ro cũng như lợi nhuận kì vọng khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng.
Vậy quản trị rủi ro đối với 1 khoản tín dụng là một phần của quản trị rủi ro tín dụng chung của cả ngân hàng.
Quản trị rủi ro tín dụng đối với danh mục tín dụng: Từ hệ thống các hoạt động, ngân hàng nhận biết, đo lường rủi ro của cả danh mục tín dụng, ngân hàng xác định được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận và lợi nhuận kì vọng. Và cuối cùng đưa ra chiến lược để giảm thiểu rủi ro.
Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng
- Đánh giá chính xác nguy cơ gây tổn thất của khách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp
- Sớm phát hiện được những rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lí những rủi ro khi mới xuất hiện
- Đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng
- Góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi nếu quản lí và đánh giá tốt rủi ro
Đo lường rủi ro tín dụng
- Phương pháp đo lường:
+ Phương pháp định tính
+ Phương pháp định lượng
- Đánh giá rủi ro: Xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thông qua:
+ Tỉ lệ mất vốn (ví dụ 1% thì đã nghiêm trọng chưa?);
+ Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng;
+ Khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất vốn;
+ Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng.
Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng
- Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (credit rating);
- Mô hình giá trị chịu rủi ro (Var);
- Mô hình ước tính tổn thất dự kiến (EL);
- Mô hình điểm số Z.
Kiểm soát rủi ro tín dụng
- Phân tán rủi ro tín dụng;
- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ; giám sát và hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả;
- Bảo hiểm tiền vay;
- Chính sách tín dụng hợp lí và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro, chấp hành tốt trích lập dự phòng để xử lí rủi ro;
- Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng.
(Tài liệu tham khảo: Rủi ro tín dụng, ThS. Đinh Thị Hồng Thêu, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)