Quản lí chủng loại sản phẩm (Product category management) là gì?
Mục Lục
Quản lí chủng loại sản phẩm (Product category management)
Quản lí chủng loại sản phẩm trong tiếng Anh là Product category management.
Quản lí chủng loại sản phẩm là việc quản lí tất cả các đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho (Stock Keeping Unit - SKU) trong các loại sản phẩm cụ thể và thiết lập giá, bao bì và chiến lược quảng cáo trong khi đáp ứng mục tiêu kinh doanh của cửa hàng và nhu cầu của khách hàng.
Quản lí chủng loại sản phẩm có hiệu quả không chỉ đối với các hãng bán lẻ mà cả các nhà cung ứng vì nó giúp gia tăng việc bán hàng và doanh thu sản phẩm và giảm lượng xuống giá và hàng tồn kho chưa được mua trên kệ tại các cửa hàng.
Các yếu tố quản lí chủng loại sản phẩm
Về việc quản lí chủng loại sản phẩm, có 4 yếu tố phải được quản lí cùng một lúc:
Giá cả - Áp giá cho mỗi chủng loại sản phẩm. Ví dụ, một mặt hàng mới và đang hot trên thị trường thường có giá cao hơn trong khi một số sản phẩm khác có mức giá thấp hơn trong phạm vi giá. Giá cả được xác định bởi xu hướng tiêu dùng và sự cạnh tranh.
Không gian kệ hàng - Ra quyết định dành bao nhiêu không gian để đặt sản phẩm lên kệ. Người quản lí danh mục sản phẩm cần đảm bảo rằng họ được cung cấp đủ không gian lưu trữ cho tất cả các sản phẩm trong một danh mục cụ thể.
Chiến lược bán hàng - bao gồm nhiều loại sản phẩm được đáp ứng mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như cách thức và nơi các mặt hàng được đặt trong cửa hàng để tạo sự quan tâm của người tiêu dùng.
Các nỗ lực quảng cáo - bao gồm các dấu hiệu, hình ảnh trong cửa hàng nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong việc bán hàng hoặc các khuyến mãi của từng mặt hàng cụ thể trong danh mục sản phẩm. Điều này làm tăng khả năng xuất hiện của sản phẩm và hi vọng của các nhà bán lẻ trong việc bán được hàng.
Để quản lí chủng loại sản phẩm, công ty phải có các nhân viên mà trong số này có người quản lí ngành hàng và cố vấn ngành hàng.
+ Người quản lí ngành hàng được trang bị kiến thức về chủng loại hàng hóa cụ thể để đưa ra quyết định tốt nhất về giá cả, sắp xếp kệ hàng và chiến lược bán hàng. Họ cũng làm việc với những người bán để thiết lập các nỗ lực quảng cáo cho các sản phẩm riêng lẻ trong suốt cả năm. Họ có một sự hiểu biết về những gì người tiêu dùng muốn và những gì thị trường cần và tìm cách để trình bày sản phẩm theo cách sẽ làm cho họ thành công.
+ Một cố vấn ngành hàng làm việc với một quản lí ngành hàng trong một số tình huống để việc kinh doanh sản phẩm thành công nhất. Những cố vấn này là nhà cung ứng hay người bán hàng được lựa chọn vì họ là nguồn lực có ảnh hưởng lớn tới các chủng loại sản phẩm cụ thể của họ.
Kiến thức của họ về ngành công nghiệp hoặc thị trường tiêu dùng có thể giúp các nhà bán lẻ đưa ra các chiến lược bán hàng và xúc tiến bán hàng. Cố vấn ngành hàng có quyền xem xét tất cả dữ liệu bán hàng trong ngành hàng (ngoại trừ lợi nhuận) để họ có thể đóng góp một cách thành công.
(Tài liệu tham khảo: study.com)