Phương pháp tính giá toàn bộ (Absorption Costing) là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Mục Lục
Phương pháp tính giá toàn bộ
Khái niệm
Phương pháp tính giá toàn bộ trong tiếng Anh là Absorption Costing.
Phương pháp tính giá toàn bộ đôi khi được gọi là phương pháp phân bổ chi phí hoàn toàn, là một phương pháp kế toán quản trị để nắm bắt tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất một sản phẩm cụ thể.
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp chẳng hạn như vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, tiền thuê nhà và bảo hiểm, được tính bằng cách sử dụng phương pháp này.
Phương pháp tính giá toàn bộ được yêu cầu bởi các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) cho các báo cáo không là nội bộ.
Đặc điểm
Phương pháp tính giá toàn bộ tính toán tất cả các loại chi phí là chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở chi phí của nó. Phương pháp nay cũng xem chi phí cố định chung là một phần của chi phí sản xuất sản phẩm.
Ví dụ như chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất sản phẩm, chi phí các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất và tất cả các chi phí chung như chi phí các tiện ích được sử dụng trong sản xuất.
Khác với phương pháp chi phí biến đổi, mọi chi phí được phân bổ cho các sản phẩm được sản xuất cho dù có bán được sản phẩm vào cuối kì hay không.
Phương pháp tính giá toàn bộ có chi phí hàng tồn kho cuối cùng cao hơn nhưng các chi phí trên báo cáo thu nhập thấp hơn.
Phương pháp tính giá toàn bộ so với Phương pháp chi phí biến đổi
Sự khác biệt giữa phương pháp tính giá toàn bộ và phương pháp chi phí biến đổi nằm ở cách từng phương pháp xử lí chi phí cố định.
- Phương pháp tính giá toàn bộ phân bổ chi phí cố định trên tất cả các đơn vị sản xuất trong kì.
- Mặt khác, phương pháp chi phí biến đổi gộp tất cả các chi phí cố định lại với nhau và báo cáo chi phí dưới một mục chi phí tách biệt với giá vốn hàng bán hay hàng có sẵn.
Phương pháp chi phí biến đổi không xác định chi phí cố định cho mỗi đơn vị sản xuất, ngược lại với Phương pháp tính giá toàn bộ.
Chi phí biến đổi sẽ biểu diễn một khoản chi phí một lần cho chi phí cố định chung khi tính thu nhập ròng trên báo cáo thu nhập.
Mặt khác, Phương pháp tính giá toàn bộ chia ra hai loại chi phí cố định chung: những chi phí được qui cho giá vốn hàng bán và những chi phí được qui cho hàng tồn kho.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tính giá toàn bộ
Các tài sản doanh nghiệp chẳng hạn như hàng tồn kho sẽ vẫn còn trên bảng cân đối kế toán chủ thể vào cuối kì kế toán.
Do phương pháp tính giá toàn bộ phân bổ chi phí cố định cho cả giá vốn hàng bán và hàng tồn kho, nên các chi phí liên quan đến hàng tồn kho cuối kì sẽ không được ghi nhận trong phần chi phí trên báo cáo thu nhập hiện tại.
Phương pháp tính giá toàn bộ phản ánh các chi phí cố định của hàng tồn kho cuối cùng hơn.
Phương pháp tính giá toàn bộ đảm bảo hạch toán chính xác hơn cho số hàng tồn kho cuối cùng vì các chi phí liên quan đến lượng hàng tồn kho này được tính toán với toàn bộ chi phí hàng tồn kho sẵn có.
Ngoài ra, nhiều chi phí được hạch toán cho các sản phẩm chưa bán, làm giảm chi phí thực tế được báo cáo trong giai đoạn hiện tại trên báo cáo thu nhập.
Điều này dẫn đến thu nhập ròng cao hơn khi so sánh với kết quả theo phương pháp chi phí biến đổi.
Ngoài ra, sử dụng phương pháp tính giá toàn bộ tạo ra một lầm tưởng do chỉ cần sản xuất nhiều mặt hàng dù có không bán được vào cuối kì thu nhập ròng vẫn sẽ tăng.
Bởi vì chi phí cố định được trải đều trên tất cả các đơn vị sản xuất, chi phí cố định đơn vị sẽ giảm khi có nhiều mặt hàng được sản xuất. Do đó, khi sản xuất tăng, thu nhập ròng tăng theo vì phần chi phí cố định của giá vốn hàng bán sẽ giảm.
Phương pháp tính giá toàn bộ có thu nhập ròng cao hơn so với phương pháp chi phí biến đổi.
Ví dụ về Phương pháp tính giá toàn bộ
Giả sử công ty ABC sản xuất các vật dụng. Trong tháng 1 họ sản xuất được 10.000 vật dụng, bán được 8.000 vật dụng trong tháng và còn 2.000 vật dụng tồn kho vào cuối tháng.
Mỗi vật dụng sử dụng 5$ chi phí lao động và vật liệu để hoàn thành vật phẩm. Ngoài ra, có 20.000$ chi phí cố định mỗi tháng tiền thuê cơ sở sản xuất.
Theo Phương pháp tính giá toàn bộ, công ty sẽ chỉ định thêm 2$ chi phí cố định cho mỗi vật dụng = 20.000$ / 10.000 vật dụng được sản xuất trong tháng.
Và chi phí được phân bổ trên mỗi đơn vị vật dụng là 7$ = (5$ chi phí lao động và vật liệu + 2$ chi phí cố định).
Vì bán được 8.000 vật dụng, tổng giá vốn hàng bán là 56.000$ = (tổng chi phí 7$ cho mỗi đơn vị vật dụng * 8.000 vật dụng đã bán).
Giá trị hàng tồn kho cuối cùng là 14.000$ = (tổng chi phí 7$ cho mỗi đơn vị vật dụng * 2.000 vật dụng vẫn còn tồn kho cuối cùng).
(Theo Investopedia)