Phương pháp suy nghiệm (Heuristic method) trong đầu tư là gì? Đặc điểm và hạn chế
Mục Lục
Phương pháp suy nghiệm
Phương pháp suy nghiệm trong tiếng Anh là Heuristic method.
Phương pháp suy nghiệm là phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng những biện pháp nhanh chóng để tạo ra các giải pháp đủ tốt trong một khung thời gian hoặc thời hạn giới hạn.
Phương pháp suy nghiệm là kĩ thuật linh hoạt dành cho các quyết định được đưa ra nhanh chóng, đặc biệt là khi làm việc với dữ liệu phức tạp.
Các quyết định được thực hiện bằng cách sử dụng cách tiếp cận phương pháp suy nghiệm có thể không nhất thiết là tối ưu.
Heuristic có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là "tự tìm tòi", "khám phá ra".
Đặc điểm của Phương pháp suy nghiệm
Công nghệ kĩ thuật số đã có những tác động lớn đến tất cả các ngành công nghiệp bao gồm tài chính, bán lẻ, truyền thông và giao thông vận tải.
Đột nhiên, các hoạt động hằng ngày điển hình đã trở nên lỗi thời. Các tờ séc được gửi vào tài khoản ngân hàng mà không cần đến ngân hàng chi nhánh địa phương, các sản phẩm và dịch vụ được mua trực tuyến và đồ ăn mang đi được cung cấp bởi các ứng dụng dịch vụ giao hàng.
Công nghệ đang tạo ra dữ liệu, được chia sẻ ngày càng nhiều trên nhiều ngành và lĩnh vực, và một chuyên gia trong bất kì ngành nghề nào có thể thấy mình đang làm việc với đống dữ liệu phức tạp để giải quyết vấn đề.
Phương pháp suy nghiệm có thể giúp chúng ta với những dữ liệu phức tạp trong khoảng thời gian và nguồn lực bị hạn chế.
Tại sao nên sử dụng Phương pháp suy nghiệm?
Phương pháp suy nghiệm tạo điều kiện thuận lợi kịp thời khi đưa ra quyết định.
Các nhà phân tích trong các ngành sử dụng các qui tắc ngón tay cái như phương pháp phỏng đoán thông minh, phương pháp thử và sai, phương pháp loại khử, các công thức trong quá khứ và phân tích dữ liệu lịch sử để giải quyết vấn đề.
Phương pháp suy nghiệm làm cho việc ra quyết định đơn giản và nhanh hơn thông qua các biện pháp nhanh chóng và các tính toán đủ tốt.
Nhược điểm của việc sử dụng Phương pháp suy nghiệm?
Sử dụng phương pháp suy nghiệm có những sự đánh đổi, làm cho cách tiếp cận dễ bị sai lệch và sai sót trong quá trình phán đoán.
Quyết định cuối cùng của người dùng có thể không phải là giải pháp tối ưu hay là tốt nhất, quyết định đưa ra có thể không chính xác và dữ liệu được chọn không hiệu quả, dẫn đến giải pháp cho vấn đề không chính xác.
Ví dụ, các nhà đầu tư copycat thường bắt chước mô hình đầu tư của các nhà quản lí đầu tư thành công để không phải nghiên cứu chứng khoán và các thông tin định lượng và định lượng liên quan.
Bằng cách sử dụng phương pháp suy nghiệm dựa trên hiệu suất trong quá khứ, các nhà đầu tư copycat hi vọng rằng các công thức được sử dụng bởi những người quản lí thành công sẽ tiếp tục kiếm được lợi nhuận cho họ, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Ví dụ, sự sụp đổ của công ty dược quốc tế Valeant đã tạo ra cú shock cho các nhà đầu tư khi giá cổ phiếu của nó đã giảm 90% từ năm 2015 đến 2016. Nhưng trước đó, cổ phiếu của Valeant lại nằm trong danh mục đầu tư của nhiều quĩ phòng hộ và nhiều nhà đầu tư đã bắt chước nắm giữ cổ phiếu này.
(Theo Investopedia)