1. Quản trị kinh doanh

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand (Interbrand's brand valuation methodology) là gì?

Mục Lục

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand trong tiếng Anh được gọi là Interbrand's brand valuation methodology.

Interbrand là một tổ chức có uy tín hàng đầu về định giá thương hiệu. Kết quả định giá thương hiệu của Interbrand được tạp chí Business Week công nhận và phát hành chính thức. 

Interbrand đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình giá trị kinh tế của thương hiệu, bao gồm cả yếu tố marketing và tài chính trong việc định giá thương hiệu.

Phương pháp này cho rằng giá trị thương hiệu là giá trị hiện tại ròng (NPV) hoặc giá trị hiện tại của thu nhập mà thương hiệu dự kiến sẽ tạo ra trong tương lai. Cách tiếp cận định giá này tương tự như cách các doanh nghiệp và tài sản tài chính được định giá.

(Theo theglobeandmail)

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand kết hợp cả yếu tố marketing và yếu tố tài chính của thương hiệu.

- Yếu tố marketing: phân tích sự ảnh hưởng của thương hiệu đối với nhu cầu của khách hàng, phân tích độ bền của sự ảnh hưởng này.

- Yếu tố tài chính: Tính toán các số liệu theo các biến tài chính, dùng phương pháp chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị của thương hiệu.

Qui trình định giá

Qui trình định giá của Interbrand bao gồm 5 bước:

Bước 1. Phân đoạn thị trường

Vì thương hiệu có ảnh hưởng khác nhau ở các phân khúc, nên việc tính toán phải được thực hiện ở từng phân khúc riêng.

Bước 2: Phân tích tài chính

- Dự đoán doanh số và thu nhập hiện tại và tương lai của "cả" doanh nghiệp, tức là thu nhập được tạo ra từ tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

- Tính ra thu nhập được tạo ra do tài sản vô hình bằng cách lấy thu nhập chung trừ đi chi phí "thuê" tài sản hữu hình.

Bước 3: Phân tích nhu cầu

Đo lường sự ảnh hưởng của thương hiệu đến nhu cầu của khách hàng ngay tại điểm mua hàng, từ đó tính ra vai trò của chỉ số thương hiệu (Role of Brand Index). Dựa vào đó, xác định tỉ lệ thu nhập do thương hiệu đóng góp.

Bước 4: Đo lường sức mạnh cạnh tranh

Đo lường khả năng của thương hiệu trong việc duy trì nhu cầu của khách hàng trong tương lai (sự chung thành, khả năng mua tiếp...), từ đó tính ra chỉ số sức mạnh của thương hiệu (Brand Strength Analysis). 

Chỉ số này càng cao, thì tỉ lệ chiết khấu áp dụng cho dòng tiền thu nhập của thương hiệu sẽ càng thấp.

Bước 5: Xác định giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu chính là giá trị hiện tại của các dòng tiền do thương hiệu tạo ra, trong đó tỉ suất chiết khấu được xác định bởi chỉ số sức mạnh của thương hiệu.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị thương hiệu, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

Thuật ngữ khác