Phơi nhiễm rủi ro giao dịch (Transaction Exposure) là gì? Ví dụ minh họa
Mục Lục
Phơi nhiễm rủi ro giao dịch
Định nghĩa
Phơi nhiễm rủi ro giao dịch trong tiếng Anh là Transaction Exposure.
Phơi nhiễm rủi ro giao dịch được định nghĩa là mức độ có thể bị ảnh hưởng của các giao dịch trong tương lai bằng tiền mặt do biến động tỉ giá.
Phơi nhiễm rủi ro giao dịch thường chỉ xảy ra một chiều. Chỉ có doanh nghiệp tiến hành giao dịch bằng ngoại tệ mới có thể phải chịu ảnh hưởng từ sự phơi nhiễm này. Các doanh nghiệp có doanh thu thu về hoặc thanh toán các chi phí phát sinh hoàn toàn bằng đồng tiền nội địa của họ sẽ không phải chịu rủi ro tương tự.
Khi các doanh nghiệp nhập khẩu đồng ý thanh toán tiền mua sản phẩm bằng tiền nước ngoài, rủi ro đối với họ là ngoại tệ tăng giá, khiến doanh nghiệp phải trả nhiều hơn số tiền họ đã dự tính phải trả cho số hàng hóa đó.
Khi các doanh nghiệp xuất khẩu chấp nhận tiền thu về từ việc bán sản phẩm là đồng tiền nước ngoài, rủi ro họ phải chịu là loại ngoại tệ đó giảm giá, khiến họ phải nhận về số tiền ít hơn so với dự tính ban đầu khi kí kết hợp đồng bán hàng hoá.
Rủi ro ngày càng tăng nếu khoảng thời gian giữa ngày kí kết hợp đồng và ngày thanh toán càng dài.
Ví dụ về phơi nhiễm rủi ro giao dịch
Một công ty có trụ sở tại Mỹ đang tìm mua sản phẩm từ một công ty ở Đức. Công ty Mỹ đồng ý đàm phán thỏa thuận và thanh toán cho hàng hóa bằng đồng tiền của công ty Đức là đồng euro. Giả sử rằng khi công ty Mỹ bắt đầu quá trình đàm phán, 1 EUR tương đương với 1,50 USD.
Sau khi thỏa thuận hoàn tất được hoàn tất, giao dịch bán hàng có thể không diễn ra ngay lập tức. Trong thời gian đó, tỷ giá hối đoái có thể thay đổi trước khi giao dịch được hoàn thành. Công ty xuất khẩu Mỹ sẽ phải chịu tác động của phơi nhiễm rủi ro giao dịch, nhưng công ty Đức thì không.
Tuỳ vào các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ mà sự biến động của tỉ giá có thể trở nên thuận lợi hoặc bất lợi đối với công ty Mỹ. Nếu tỉ giá EUR/USD tăng lên, ví dụ như 1 EUR = 2 USD thì công ty Mỹ sẽ phải trả nhiều đôla Mỹ hơn cho đơn hàng đó. Còn nếu tỉ giá EUR/USD giảm xuống, ví dụ như 1 EUR = 1,25 USD thì công ty Mỹ chỉ phải trả ít đôla Mỹ hơn so với dự tính.
Đối với công ty Đức thì dù có giá trị của đồng đôla so với đồng euro có thay đổi đến mức nào thì cũng không gặp rủi ro giao dịch vì thỏa thuận này diễn ra bằng đồng nội tệ. Công ty Đức không bị ảnh hưởng nếu công ty Mỹ phải tốn thêm tiền để hoàn thành giao dịch vì số tiền họ thu về là một khoản tiền bằng euro theo qui định của thoả thuận trong hợp đồng.
(Theo: investopedia.com)