Phân tích tác động và hình thức sai lỗi (Failure Mode and Effects Analysis) là gì?
Mục Lục
Phân tích tác động và hình thức sai lỗi
Phân tích tác động và hình thức sai lỗi trong tiếng Anh gọi là: Failure Mode and Effects Analysis.
Phân tích tác động và hình thức sai lỗi là một hình thức để xác định, phân loại theo thứ tự ưu tiên đối với các sai lỗi tiềm tàng. Sử dụng công cụ FMEA, nhà quản lí, nhóm cải tiến, hoặc người phụ trách quá trình có thể tập trung vào các kế hoạch ngăn ngừa, giám sát và ứng phó với sai lỗi có nhiều khả năng xảy ra.
Ý tưởng về FMEA xuất phát từ các ngành công nghiệp có nhiều khả năng rủi ro như ngành hàng không và quốc phòng.
Về mặt định nghĩa, có thể hiểu Phân tích tác động và hình thức sai lỗi như sau:
- Hình thức sai lỗi: là cách mà sản phẩm hay quá trình không đáp ứng được các yêu cầu. Thường được hiểu như là các khuyết tật.
- Tác động sai lỗi: là ảnh hưởng của các sai lỗi lên khách hàng nếu như nó không được ngăn ngừa hay khắc phục. Khách hàng có thể là khách hàng nội bộ hay người sử dụng cuối cùng.
- Nguyên nhân: là nguồn gốc gây ra sai lỗi, thường là do các biến động tác động vào quá trình.
(Theo: Sách cẩm nang kiến thức về năng suất chât lượng - Viện Năng suất Việt Nam)
Phương pháp Phân tích các dạng lỗi và tác động (Failure Modes and Effects Analysis – FMEA) là một trong những công cụ phân tích rất hiệu quả, được sử dụng rộng rãi tại các công ty sản xuất công nghiệp ở các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ và Âu Châu;
Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như ôtô, điện- điện tử, sản phẩm gia dụng, nhà máy năng lượng, viễn thông, dược phẩm, cho đến các dịch vụ như chăm sóc y tế, thương mại điện tử, thiết kế sản phẩm, v.v…
FMEA cung cấp những thang đo định tính và định lượng để nhận diện những lỗi và tác động của chúng đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Lợi ích
(Theo: Sách cẩm nang kiến thức về năng suất chât lượng - Viện Năng suất Việt Nam)
- Xác định các hình thức sai lỗi tiềm tàng có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các tác động của các lỗi này;
- Đánh giá một cách khách quan khả năng xuất hiện các sai lỗi;
- Đánh giá khả năng phát hiện ra các sai lỗi;
- Phân loại các lỗi sản phẩm hay các lỗi quá trình tiềm tàng có thể xảy ra;
- Tập trung vào loại trừ các nguyên nhân gây ra các lỗi trọng yếu;
- Giúp giảm bớt thời gian và chi phí thiết kế.
(Tài liệu tham khảo: Cải tiến hệ số ưu tiên rủi ro trong phân tích lỗi sản phẩm, Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 5, 2016)